Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 6 KNTT bài 2: An toàn trong phòng thực hành

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Kể tên một số hành động không an toàn trong phòng thực hành. 

Câu 2: Tại sao cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay,...) khi làm thí nghiệm với hóa chất? 

Câu 3: Tại sao sau khi thực hiện thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng? 

Bài Làm:

Câu 1:

  • Không sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm,...) khi làm thí nghiệm.
  • Ngửi hoặc nếm hóa chất
  • Ăn, uống, nô đùa khi đang cầm hóa chất trên tay.
  • Tự ý làm thí nghiệm khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.
  • Đổ lọ hóa chất ra mặt bàn.

Câu 2: 

Cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay,...) khi làm thí nghiệm với hóa chất vì:

Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất,... dùng cho các thí nghiệm, các bài thực hành. Nếu không sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất, có thể sẽ xảy ra những sự việc nguy hiểm: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt…. Ngoài ra, không sử dụng găng tay khi lấy hóa chất có thể làm hóa chất bị nhiễm phải các thành phần khác, khôg thể dùng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Câu 3: 

Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi khuẩn, các tác nhân gây hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm, đồng thời tránh việc hóa chất hoặc vi khuẩn từ tay ta lây dính tới những nơi kkhasc ngoài phòng thực hành.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối bài 2: An toàn trong phòng thực hành

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm của an toàn trong phòng thực hành. 

Câu 2: Nêu một số quy định an toàn trong phòng thực hành. 

Câu 3: Chỉ ra nội dung cảnh báo ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây. 

Chỉ ra nội dung cảnh báo ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.

Câu 4: Quy định về an toàn trong phòng thực hành có tác dụng gì? 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Dụng cụ dưới đây được gọi là gì và nêu tác dụng của chúng. 

Dụng cụ dưới đây được gọi là gì và nêu tác dụng của chúng.

Câu 2: Biển báo dưới đây nói lên điều gì? 

Biển báo dưới đây nói lên điều gì?

Câu 3: Sắp xếp những tình huống dưới đây vào hai mục “an toàn” và “không an toàn” sao cho phù hợp.

  1. Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên
  2. Ngửi hóa chất
  3. Mang đồ ăn vào phòng thực hành
  4. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm
  5. Dùng tay không lấy hóa chất
  6. Không rửa tay sau khi làm thí nghiệm 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nếu bất cẩn làm vỡ ống hóa chất khi đang làm thí nghiệm, ta cần phải xử lí như thế nào? 

Câu 2: Nếu bất cẩn làm vỡ nhiệt kế thủy ngân khi đang làm thí nghiệm, ta cần phải xử lí như thế nào? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ