Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 6 KNTT bài 8: Đo nhiệt độ

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Để xác định mức độ nóng lạnh của vật, người ta sử dụng khái niệm nào? 

Câu 2: Cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ là gì? 

Câu 3: Dụng cụ đo nhiệt được gọi là gì? Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt đó. 

Câu 4: Nêu cách sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân. 

Câu 5: Nêu cách sử dụng nhiệt kế y tế điện tử. 

Câu 6: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là gì? Kể tên một số đơn vị đo nhiệt độ khác. 

Bài Làm:

Câu 1: 

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 2: 

Có nhiều loại nhiệt kế:

  • Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân… các loại nhiệt kế này dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.
  • Nhiệt kế kim loại hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép.
  • Nhiệt kế đổi màu dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ.

Câu 3: 

  • Dụng cụ đo nhiệt được gọi là nhiệt kế
  • Tuỳ theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt độ muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế y tế thủy ngân, nhiệt kế y tế điện tử, nhiệt kế hiện số,...

Câu 4: 

  • Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
  • Bước 2: Vẩy mạnh cho thuỷ ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.
  • Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
  • Bước 4: Chờ khoảng 2 – 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

Câu 5:

  • Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.
  • Bước 2: Bấm nút khởi động.
  • Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.
  • Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
  • Bước 5: Tắt nút khởi động.

Câu 6: 

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là độ C, kí hiệu là °C.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối bài 8: Đo nhiệt độ

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Kể tên một số đơn vị đo nhiệt độ khác. 

Câu 2: Nêu vai trò của nhiệt kế. 

Câu 3: Nêu nguyên lí hoạt động của nhiệt kế. 

Câu 4: Chỉ ra giới hạn đo của nhiệt kế thủy ngân. 

Câu 5: Nêu ưu nhược điểm của nhiệt kế thủy ngân.

Câu 6: Nêu ưu nhược điểm của nhiệt kế điện tử. 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao giới hạn đo của nhiệt kế y tế lại từ 34oC đến 42oC? 

Câu 2: Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động, đúng hay sai? 

Câu 3: Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi không? Vì sao? 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hai nhiệt kế giống nhau, chỉ khác tiết diện ống thủy tinh. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng lên như nhau không ? Giải thích? 

Câu 2: Vì sao người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải khoa học tự nhiên 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ