Trắc nghiệm tiếng việt 5 tuần 35: Ôn tập cuối học kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 5 tập 2 tuần 35: Ôn tập cuối học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Bài tập đọc nào sau đây không thuộc chủ điểm Nam và nữ?

  • A. Một vụ đắm tàu
  • B. Thuần phục sư tử
  • C. Công việc đầu tiên
  • D. Út Vịnh

Câu 2: Nhân vật chính trong bài Một vụ đắm tàu là ai?

  • A. Giu-li-ét-ta và Sơ-ri
  • B. Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô
  • C. Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô và Tôm
  • D. Giu-li-et và Ma-ri-ô

Câu 3: Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam?

  • A. Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền.
  • B. Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dải Việt Nam.
  • C. Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Xác định từ láy trong đoạn thơ sau:

Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

  • A. Heo heo
  • B. Lâm thâm
  • C. Heo heo và lâm thâm
  • D. Heo heo, lâm thâm, mưa phùn

Câu 5: Nhân vật chính trong câu chuyện Con gái là ai? Tính cách của nhân vật đó như thế nào?

  • A. Nhân vật chính trong câu chuyện Con gái là Mơ, cô bé vừa chăm ngoan, học giỏi, biết giúp đỡ cha mẹ, sống tình cảm lại vô cùng dũng cảm.
  • B. Nhân vật chính trong câu chuyện Con gái là Út Vịnh, cô bé vừa chăm ngoan, học giỏi, có ý thích vào công việc chung lại rất nhanh trí và dũng cảm.
  • C. Nhân vật chính trong câu chuyện Con gái là Vân, cô bé là lớp trưởng được các bạn cảm phục, nhanh nhẹn, tháo vát lại lại có đầy tỉnh thân trách nhiệm.
  • D. Nhân vật chính trong câu chuyện Con gái là Hằng, cô bé vừa chăm ngoan, học giỏi, biết giúp đỡ cha mẹ, sống tình cảm lại vô cùng dũng cảm.

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu câu kể Ai thế nào?

  • A. Những con vật được nuôi ở đây đều rất hiền lành và đáng yêu
  • B. Chị Lan vừa xinh đẹp lại vừa dịu dàng
  • C. Bác ấy cặm cụi đắp lại con mương cho thôn
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào KHÔNG thuộc kiểu câu kể Ai là gì?

  • A. Bác ấy là một họa sĩ nổi tiếng
  • B. Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ
  • C. Hoa là con gái út của nhà bác Năm
  • D. Trẻ nhỏ vào rừng nhặt củi khô đem về

Câu 8: Đọc bài văn Cây gạo ngoài bến sông (SGK Tiếng việt 4, tập 2, trang 166) và cho biết dấu hiệu nào cho Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi

  • A. Cây gạo nở thêm một mùa hoa
  • B. Cây gạo xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời
  • C. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn
  • D. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực

Câu 9: Trong chuỗi câu "Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bên sông bừng lên đẹp lạ kì", từ "bừng" nói lên điều gì?

  • A. Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ
  • B. Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên
  • C. Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên
  • D. Ánh đèn từ những thuyền chài làm bừng sáng cả bến sông

Câu 10: Đọc bài văn Cây gạo ngoài bến sông và cho biết vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?

  • A. Vì sông nước cạn, thuyền bè không có
  • B. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới
  • C. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, rễ cây trơ ra
  • D. Vì nắng lâu ngày, cây gạo héo rũ vì hạn hán.

Câu 11: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả:

  • A. Huân chương Kháng chiến hạng Ba
  • B. Huân chương lao động hạng nhì
  • C. Huân chương Độc lập hạng Nhất
  • D. Giải thưởng Hồ Chí Minh

Câu 12: Từ nào sau đây có thể ghép được với từ Nhân dân?

  • A. Nhà giáo
  • B. Thủ môn
  • C. Cầu thủ
  • D. Vận động viên

Câu 13: Từ nào sau đây có thể ghép được với từ vàng?

  • A. Huy chương
  • B. Danh hiệu
  • C. Nhà giáo
  • D. Nghệ sĩ

Câu 14: Đối với một bài văn miêu tả, có mấy kiểu mở bài?

  • A. Có một kiểu mở bài là giới thiệu trực tiếp vào người hay sự vật định tả.
  • B. Có một kiểu mở bài là mở bài gián tiếp, nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vật định tả.
  • C. Có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.
  • D. Có ba kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả. Mở bài tự do, có thể nói bất cứ vấn đề gì, không cần phải nói về người hay sự vật định tả.

Câu 15: Trong phần thân bài của bài văn miêu tả đồ vật, em phải nêu được những ý gì?

  • A. Tả bao quát hình dáng của đồ vật
  • B. Tả các bộ phận của đồ vật
  • C. Nêu công dụng của đồ vật
  • D. cả A, B, C đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tiếng Việt 5, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 5.

TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1

TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2

Lớp 5 | Để học tốt Lớp 5 | Giải bài tập Lớp 5

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 5, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 5 giúp bạn học tốt hơn.