Câu 1: Vì sao ngay từ bé, bạn nhỏ trong bài sớm đã có tình yêu rừng
- A. Vì nhà bạn nhỏ ở gần rừng, ngày nào bạn cũng tới rừng thăm quan
- B. Vì bạn nhỏ hay được nghe ông kể chuyện về những loài cây trong rừng
- C. Vì bố bạn nhỏ là một nhà khoa học, bố thường kể chuyện cho bạn nhỏ về các loài cây
-
D. Vì bố bạn nhỏ làm nghề gác rừng, tình yêu rừng của bố sớm đã truyền sang bạn nhỏ.
Câu 2: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã nhận thấy có điều gì bất thường?
-
A. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất
- B. Phát hiện những cây con trong rừng bị giẫm nát
- C. Phát hiện một đám cháy rừng
- D. Phát hiện con suối bị thả rất nhiều chất màu đỏ không rõ nguồn gốc.
Câu 3: Lần theo dấu vết, bạn nhỏ đã nhìn thấy, nghe thấy những gì?
- A. Một đám khách du lịch đang ăn uống và vô tư vứt rác bừa bãi quanh khu rừng
-
B. Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
- C. Một đám người đang hô hoán tìm cách dập tắt đám cháy rừng.
- D. Một đám người đang đánh cãi chửi nhau không rõ nguyên nhân
Câu 4: Sau khi bắt được bọn trộm gỗ, chú công an đã nói điều gì với bạn nhỏ trong câu chuyện?
-
A. Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm
- B. Cháu quả là cậu bé dũng cảm
- C. Cháu dũng cảm giống như bố của cháu vậy
- D. Cháu rất có tố chất trở thành người gác rừng trong tương lai.
Câu 5: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
- A. Vì bạn nhỏ yêu rừng và không muốn rừng bị phá
- B. Vì bạn nhỏ sợ bị bọn trộm gỗ trả thù
- C. Vì bạn nhỏ hiểu rằng rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bao vệ.
-
D. Cả B và C đều đúng
Câu 6: Em học tập được gì từ bạn nhỏ?
- A. Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung
- B. Bình tĩnh, thông minh khi xử lí những tình huống bất ngờ xảy ra.
- C. Dũng cảm
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn là:
- A. lá chắn bảo vệ đê điều không còn nữa, nước dễ tràn vào các khu dân cư
-
B. lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn
- C. đê điều dễ bị xói lở, người dân dễ rơi vào cảnh khốn khổ
- D. lá chắn bảo vệ đê điều không còn nữa, nguồn nước mang chất độc dễ tràn vào khu dân cư.
Câu 8: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- A. Vì các tỉnh này đã có truyền thống trồng rừng ngập mặn từ lâu
-
B. Vì các tỉnh này đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
- C. Vì có một ông cụ tới dạy người dân nơi đây trồng rừng ngập mặn
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 9: Từ in đậm trong ví dụ sau có thể được thay thế bằng từ nào?
Chúng em bảo vệ môi trường sạch sẽ
- A. giữ gìn
- B. phòng ngừa
- C. gìn giữ
-
D. cả A và C đều đúng
Câu 10: Hành động nào dưới đây không phải là hành động bảo vệ môi trường?
-
A. Đánh cá bằng điện
- B. trồng rừng
- C. phủ xanh đồi trọc
- D. trồng cây
Câu 11: Mọi người phải đội mũ ....... khi điều khiển xe máy tham gia giao thông.
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
- A. bảo đảm
-
B. bảo hiểm
- C. bảo quản
- D. bảo trợ
Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Hoa quả tươi nên được .......... trong tủ lạnh để lưu giữ được lâu hơn.
- A. bảo toàn
- B. bảo đảm
- C. bảo trì
-
D. bảo quản
Câu 13: Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn tả người là gì?
- A. Kể lại diễn biến câu chuyện
- B. Tả ngoại hình
- C. Tả tính tình, hoạt động
-
D. B và C đều đúng
Câu 14: Trong bài văn Hạng A Cháng (trang 119 - 120) cho biế tác giả đã giới thiệu người định tả bằng cách nào?
- A. Giới thiệu họ tên và quê quán của Hạng A Cháng
- B. Giới thiệu khả năng cày cực giỏi của Hạng A Cháng
- C. Đưa ra một câu hỏi về Hạng A Cháng để mọi người tò mò
-
D. Đưa ra lời khen của các cụ về thân hình của Hạng A Cháng.