Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo giữa học kì I (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 giữa học kì 1 đề số 4 sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Đọc và trả lời câu hỏi 1-4

Bóp nát quả cam

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.

Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Truyện kể về nhân vật lịch sử nào?

  • A. Trần Quốc Toản
  • B. Trần Hưng Đạo
  • C. Trần Nhân Tông
  • D. Trần Thái Tông

Câu 2: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

  1. A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác
  2. B. Giúp đỡ nước ta
  3. C. Thông thương với nước ta
  4. D. Xâm chiếm nước ta

Câu 3: Đợi mãi không gặp được vua, Quốc Toản đã làm gì?

  • A. Liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
  • B. Tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
  • C. Hai bàn tay bóp chặt quả cam.
  • D. La hét

Câu 4: Vì sao khi được vua khen và ban cho quả cam, Quốc Toản vẫn ấm ức?

  • A. Vì Trần Quốc Toản muốn được đi đánh giặc ngay nhưng vua không cho.
  • B. Vì Trần Quốc Toản tâu vua cách đánh giặc nhưng không được đồng ý.
  • C. Vì Trần Quốc Toản nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.
  • D. Vì Trần Quốc Toản không thích nhận lời khen từ vua.

Câu 5: Câu văn sau có mấy danh từ?

Ông Mặt Trời đủng đỉnh đạp xe qua đỉnh núi.

  • A. 6 danh từ.
  • B. 5 danh từ.
  • C. 4 danh từ. 
  • D. 3 danh từ.

Câu 6: Tìm tính từ trong câu dưới đây?

Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu.

  • A. Nhớ.
  • B. Tuổi thơ.
  • C. Nhỏ.
  • D. Lưu giữ.

Câu 7: ác từ cao lớn, thấp bé, mũm mĩm, béo, gầy gò, cân đối, tròn xoe thuộc loại gì?

  • A. Từ chỉ đặc điểm của người.
  • B. Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật.
  • C. Từ chỉ hoạt động của người và vật.
  • D. Từ chỉ tính chất của người và vật.

Câu 8: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ thời gian?

  • A. Sáng sớm.
  • B. Đồng bào.
  • C. Bão lũ.
  • D. Hạn hán.

Câu 9: Tính từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị đặc điểm của sự vật, trong đó đặc điểm là nét riêng biệt vốn có của một sự vật. Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm tính từ chỉ đặc điểm của sự vật?

  • A. Đỏ rực, tròn xoe.
  • B. Màu mỡ, đi học.
  • C. Xanh đỏ, yêu thích.
  • D. Bánh mì, sữa bột.

Câu 10: Từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên một thành phố của Việt Nam?

  • A. Quảng Bình.
  • B. Cà Mau.
  • C. Cần Thơ.
  • D. Hà Giang.

Câu 11: Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải được …………. các chữ cái đầu tiên.

  • A. Viết thường
  • B. Viết hoa
  • C. Xen kẽ viết hoa và viết thường
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 12: Đoạn dưới đây có bao nhiêu danh từ riêng?

Nguyễn Hiền quê ở thôn Dương A, nay thuộc xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông nổi tiếng là thần đồng. Dưới thời vua Trần Thái Tông, ông đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi.

  • A. 4 từ.
  • B. 5 từ.
  • C. 6 từ.
  • D. 7 từ.

Câu 13: Khi giới thiệu về một câu chuyện, em cần lưu ý những gì?

  • A. Tên truyện
  • B. Tên nhân vật
  • C. Nội dung truyện
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 14: Trước khi nói, em cần xác định những gì?

  • A. Xác định mục đích
  • B. Không gian, thời gian kể
  • C. Xác định người nghe
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Khi nói về hoạt động trải nghiệm, em cần tập trung vào việc:

  • A. Kể lại chi tiết quá trình tham gia, trải nghiệm
  • B. Giới thiệu bản thân
  • C. Nghe bạn hát
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 16: Việc tìm kiếm đồ dùng dễ dàng, nhanh chóng hay không, việc ngồi học có thoải mái hay không, phụ thuộc vào:

  • A. Tư thế ngồi học.
  • B. Số lượng đồ dùng học tập
  • C. Số lượng sách vở
  • D. Sự sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập

Câu 17: Ý nào dưới đây là nội dung cần có trong bài nói về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường?

  • A. Tên hoạt động 
  • B. Người tham gia
  • C. Địa điểm
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 18: Đoạn văn là gì? 

  • A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
  • B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  • D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 19: Câu mở đoạn có tác dụng gì?

  • A. Giới thiệu về nhân vật.
  • B. Mô tả đặc điểm của nhân vật.
  • C. Giới thiệu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
  • D. Nêu suy nghĩ về nhân vật.

Câu 20: Câu thơ sau đây trong bài Tre Việt Nam gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam?

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

  • A. Cần cù
  • B. Đoàn kết
  • C. Ngay thẳng
  • D. Hi sinh

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 4.

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.