Đọc đoạn văn sau và trả lời câu 1-4
Những con sói trong tâm hồn
Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”
Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”
Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”
Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”
Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
(Theo Gia đình Online)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Cậu bé bực tức vì chuyện gì?
-
A. Vì bị bạn cùng lớp chơi xấu.
- B. Vì bị bạn cùng lớp bắt nạt.
- C. Vì bị bạn cùng lớp hiểu nhầm.
Câu 2: Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bức tức của mình cho ông nghe?
- A. Người ông dẫn cháu đi chơi để tâm trạng của cháu được thoải mái hơn.
-
B. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình.
- C. Người ông đã nghiêm khắc phê bình cháu sau này không được chơi với những người bạn như thế nữa.
Câu 3: Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn?
- A. Con sói hiền lành.
- B. Con sói giận dữ.
-
C. Con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn
Câu 4: Chúng ta học được bài học gì qua câu chuyện trên?
- A. Mỗi người đều cần rèn luyện bản thân mình hàng ngày, sống chan hòa với mọi người xung quanh.
- B. Khi xảy ra vấn đề trong cuộc sống, chúng ta cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.
-
C. A, B đều đúng.
Câu 5: Em hãy cho biết em gái ruột của mẹ gọi là gì?
-
A. Dì
- B. Mợ
- C. Cậu
- D. Thím
Câu 6: Xác định danh từ chỉ đồ vật trong câu sau: "Ông nội rất thích đánh cờ vây vào mỗi buổi chiều."
- A. Ông nội
-
B. Cờ vây
- C. Buổi chiều
- D.Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 7: Xác định danh từ chỉ thời gian trong câu sau: "Ông nội rất thích đánh cờ vây vào mỗi buổi chiều."
- A. Ông nội
- B Cờ vây
-
C. Buổi chiều
- D.Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 8: Thế nào là danh từ?
-
A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm
- B. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
- C. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ
- D. Danh từ là những hư từ
Câu 9: Cho câu sau: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện” có mấy danh từ?
- A. 4
- B. 5
-
C. 6
- D. 7
Câu 10: Tìm danh từ chỉ đơn vị trong câu sau: Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được.
-
A. Một
- B. Đứa
- C. Ích kỉ
- D. Cả A và B
Câu 11: Tìm danh từ chỉ đơn vị, không gian, thời gian:
-
A. Khoảnh, vùng, lúc, buổi
- B. Cái, quyển, thằng, con
- C. Thìa, cốc, bơ, gáo
- D. Bọn, tụi, toán
Câu 12: Tìm từ điền vào chỗ trống: ... thầy, ... bạn.
- A. Nhớ
-
B. Kính, yêu
- C. Thương
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 13: Tìm từ điền vào chỗ trống: ... người như thể .... thân.
- A. Nhớ
- B. Kính, yêu
-
C. Thương
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 14: Từ “khanh khách” là từ gì?
- A. Từ đơn
- B. Từ ghép đẳng lập
- C. Từ ghép chính phụ
-
D. Từ láy tượng thanh
Câu 15: Đơn vị cấu tạo từ là gì?
-
A. Tiếng
- B. Từ
- C. Chữ cái
- D. Nguyên âm
Câu 16: Trong văn tự sự, hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba, có nghĩa là?
-
A. Người kể giấu mình, có mặt khắp nơi trong văn bản, người kể này biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tưu, tình cảm của các nhân vật
- B. Người kể xưng tôi kể chuyện chân thành tạo ra tính chân thật cho câu chuyện
- C. Cả A và B đều sai
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 17: Khi kể chuyện của mình, em sử dụng ngôi kể thứ mấy?
- A. Ngôi kể thứ ba
- B. Ngôi kể thứ hai
-
C. Ngôi kể thứ nhất
- D. Ngôi kể chưa xác định được
Câu 18: Phát biểu nào không đúng với đặc điểm của tính từ?
-
A. Tính từ không thể làm chủ ngữ trong câu.
- B. Tính từ có thể làm vị ngữ trong câu.
- C. Tính từ có hai loại đáng chú ý là: Tính từ chỉ đặc điểm tương đối và Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- D. Tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn... để tạo thành cụm tính từ.
Câu 19: Cụm từ "đua nhau học tập lễ phép" thuộc loại gì?
-
A. Cụm động từ.
- B. Cụm danh từ.
- C. Cụm tính từ.
- D. Cụm chủ vị
Câu 20: Tổ hợp từ nào là cụm tính từ?
- A. Quả hồng xiêm ngọt lịm.
- B. Bỏ học về nhà chơi.
-
C. Rất chuyên cần.
- D. Đang ngồi dệt cửi.