Trắc nghiệm ôn tập Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 11 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” nói lên đức tính:

  • A. Đoàn kết.
  • B. Trung thành.
  • C. Tự tin.
  • D. Tiết kiệm. 

Câu 2: Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?

  • A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.
  • B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.
  • C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.
  • D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

Câu 3: Chỉ ra cách thức hợp tác với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường:

  • A. Lập các nhóm để bàn tàn, đàm tiếu chuyện trường lớp.
  • B. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, công bằng, không thiên vị khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • C. Kết nối và chia sẻ thông tin, tài liệu học tập, bài giải, bài kiểm tra với các bạn.
  • D. Hỗ trợ, hướng dẫn các bạn chưa quen với phương pháp học tích cực.

Câu 4: Đâu không phải ví dụ về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè:

  • A. Liên luôn tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu học tập của thầy cô.
  • B. An biết ơn thầy cô vì thầy cô luôn tin tưởng và khuyến khích động viên An tham gia các hoạt động tập thể. An thể hiện sự biết ơn bằng cách im lặng tham gia các hoạt động một mình để thầy cô thấy được sự cố gắng của An.
  • C. Thanh và Hà gần nhà nhau nên thường cùng nhau đi học. Hai bạn thường xuyên chia sẻ với nhau cách học tập hiệu quả.
  • D. Bình mải chơi, Lan là bạn thân thấy vậy nên đã nhắc nhở và khuyên bạn bố trí thời gian hợp lí để không ảnh hưởng đến việc học.

Câu 5: Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên Hoa và hai bạn nam tên Minh và Quân. Gần đây, Hoa thể hiện thân thiện với Minh hơn. Quân cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu em là Quân, em nên làm gì?

  • A. Nếu là Quân, em sẽ tự nhủ trở thành người mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện cho Hoa thấy rằng bản thân mình không muốn tiếp tục chơi với Hoa và Minh nữa.
  • B. Nếu là Quân, em sẽ vui vẻ, sau đó sẽ hỏi H xem có hiểu lầm gì nhau không. Nếu có thì sẽ cùng nhau giải quyết còn không thì sẽ tiếp tục vui vẻ và làm những người bạn tốt của nhau.
  • C. Nếu là Quân, em sẽ góp ý với Hoa và Minh rằng không nên cô lập, xa lánh bạn bè như vậy, nó sẽ khiến em bị áp lực và tủi thân.
  • D. Nếu là Quân, em sẽ thẳng thắn nói với Hoa và Minh rằng các bạn đang phân biệt đối xử đối với bạn bè và không tiếp tục chơi với hai bạn nữa.

Câu 6: Điền vào chỗ chấm: …………là hành động vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn.

  • A. Nâng cao bản thân
  • B. Hoàn thiện bản thân
  • C. Vượt lên số phận
  • D. Đối mặt với hoàn cảnh

Câu 7: Đâu không phải là cách xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân theo suy nghĩ tích cực:

  • A. Nhận định lại tình huống hiện tại để tìm ra mặt tích cực của vấn đề
  • B. Lạc quan, tin tưởng và suy nghĩ của mình
  • C. Đưa ra quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng bởi người khác.
  • D. Tập trung vào ưu điểm của bản thân.

Câu 8: Thành thường xuyên chăm chỉ tập thể dục thể thao nên cơ thể luôn săn chắc và khỏe mạnh. Trong khi đó, Minh ham chơi game, suốt ngày chỉ ngồi trong phòng với chiếc điện thoại. Thành nên thuyết phục Minh cùng tập luyện bằng cách nào?

  • A. Lấy mình là một ví dụ cho việc tập thể dục thể thao có lợi cho sức khỏe
  • B. Nói với bạn đi tập thể dục cùng, nếu bạn không quan tâm thì thôi.
  • C. Mách với bố mẹ Minh là Minh nghiện game cần phải thúc dục bạn ấy tập thể dục để bớt chơi game lại tốt cho sức khỏe.
  • D. Chỉ ra lợi ích của việc tập thể dục, khuyên bạn nên có kế hoạch luyện tập, đề xuất đi cùng bạn để bạn có thêm động lực luyện tập.

Câu 9: Đâu không phải là cách thông minh để phát triển sở trường giao tiếng tiếng anh:

  • A. Tham gia câu lạc bộ tiếng anh của trường.
  • B. Tăng cường xem các chương trình ti vi, phim, video bằng tiếng anh.
  • C. Mạnh dạn giao tiếp với khách du lịch nước ngoài bằng tiếng anh khi có điều kiện
  • D. Đăng kí học trên nhiều app tiếng anh khác nhau.

Câu 10: Đâu là lợi ích của việc nhận thức rõ về các đặc điểm riêng, điểm mạnh, điểm yếu, hứng thú, sở trường của bản thân:

  • A. giúp bản thân ngày càng tốt hơn mà không cần học tập, rèn luyện
  • B. giúp bản thân có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.
  • C. giúp bản thân nhận ra điểm yếu của mình, nhờ người thân giúp đỡ và hoàn thiện.
  • D. giúp bản thân phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, điều chỉnh bản thân thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống và ngày càng phát triển hơn.

Câu 11: Gia đình Hoa là một gia đình kiểu mẫu, một gia đình hạnh phúc. Hoa luôn được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Hằng ngày, Hoa thường thấy bố vui vẻ sau mỗi buổi đi làm về và nghe bố kể về những thành tựu của bố tại công ty. Bỗng dưng tai nạn ập đến, bố Hoa vĩnh viễn mất đi sức lao động. Theo em Hoa nên là gì để vượt qua cú sốc này?

  • A. Hoa nên điều chỉnh cảm xúc để trở nên cứng rắn, mạnh mẽ và quyết đoán thay phần của bố trong cuộc sống, công việc hàng ngày.
  • B. Hoa nên cố gắng giấu cảm xúc, giữ những suy nghĩ cho riêng mình để không làm ảnh hưởng đến tinh thần của bố mẹ thêm.
  • C. Hoa nên giãi bày cảm xúc thật với bố mẹ và nói ra suy nghĩ tiêu cực của bản thân để bố mẹ có thể chia sẻ cùng Hoa.
  • D. Hoa nên điều chỉnh cảm xúc của bản thân, tránh xúc động quá mức, suy nghĩ tích cực hơn để làm chỗ dựa về tinh thần cho bố mẹ.

Câu 12: Làm cách nào để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:

  • A. nhờ người thân, bạn bè chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
  • B. tự suy nghĩ và cảm nhận, đánh giá bản thân
  • C. tham gia nhiều hoạt động khác nhau để phát hiện điểm yếu, điểm mạnh của bản thân.
  • D. đi xem tử vi, bói toán theo ngày tháng năm sinh của mình.

Câu 13: Việc làm nào sau đây góp phần xây dựng và phát triển nhà trường trong thời đại công nghệ:

  • A. thoải mái buông thả lời nói trên mạng xã hội, miễn sao hài hước, độc lạ để được nhiều người quan tâm.
  • B. thấy thông tin hay thì chia sẻ và đăng tải lên mạng xã hội không cần biết nguồn gốc xuất xứ của thông tin.
  • C. sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh nhà trường.
  • D. sử dụng công nghệ thông tin để xem các bài giải sẵn không mất thời gian suy nghĩ.

Câu 14: Việc làm nào sau đây góp phần xây dựng, phát triển nhà trường:

  • A. hạn chế quảng bá hình ảnh nhà trường
  • B. tránh né các cuộc gặp mặt với thầy cô do ngại
  • C. chia bè, chia phái với bạn bè trong lớp
  • D. xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Câu 15: T thấy L đăng tải lên mạng xã hội và nói không đúng sự thật về một bạn nữ khác lớp. Nếu là T, em sẽ làm gì?

  • A. Ủng hộ bạn L lớp mình, vào bình luận về bài không đúng sự thật đó.
  • B. Kêu gọi các bạn trong lớp cùng vào tranh luận về bài viết
  • C. Giải thích hậu quả và khuyên bạn không nên có những hành vi như vậy.
  • D. Liên lạc với bạn bị đăng bài không đúng sự thật trao đổi với L để gỡ bài kịp thời.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về chủ đề phấn đấu hoàn thiện bản thân:

  • A. rèn luyện tính kỉ luật, tuân thủ các quy định chung của nhà trường, cộng đồng trên cơ sở thay đổi những thói quen tích cực, hình thành những thói quen tích cực là hết sức cần thiết đối với học sinh lớp 11 để các em có thể chủ động trong học tập.
  • B. tự hoàn thiện bản thân và thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện là cách để mỗi cá nhân cùng phát triển để thành công trong cuộc đời.
  • C. quản lý được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau là năng lực hợp phần quan trọng có năng lực tự chủ và năng lực giao tiếp. Do đó, mỗi người cần tự rèn luyện, phát triển năng lực này.
  • D. thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí là kĩ năng cần thiết học sinh cần rèn luyện ngay từ bây giờ.

Câu 17: “Sáng chủ nhật, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền vận động người dân trong cộng đồng thực hiện nếp sống văn minh. Do ngại tham gia nên Nam đã rủ Sơn đi đá bóng”. Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?

  • A. Nghe theo Nam vì đó không phải là hoạt động bắt buộc, mình chưa tự tin thì mình không tham gia.
  • B. Báo cáo với cô giáo nhờ cô can thiệp và yêu cầu Nam cần tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
  • C. Từ chối lời đề nghị của Nam, khuyến khích Nam nên ở nhà học tập thay vì đi đá bóng.
  • D. Không nghe theo lời Nam, khuyên Nam vượt qua rào cản tâm lí “ngại” để tham gia hoạt động chung, vừa thể hiện tính kỉ luật, đồng thời giúp Nam sẽ dần tự tin hơn.

Câu 18: Ý nào sau đây không thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn của bản thân?

  • A. Suy nghĩ tích cực và lạc quan.
  • B. Thay đổi chiến lược và mục đích theo sở thích.
  • C. Tập trung vào ưu điểm của bản thân.
  • D. Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích.

Câu 19: Thứ 7 tuần tới lớp của H tổ chức hoạt động ngoại khóa. H được giao nhiệm vụ chuẩn bị một số dụng cụ. Tuy nhiên, do có việc đột xuất, H thấy mình không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian quy định. Nếu là N, em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Im lặng để lớp và cô giáo xử lí, mình không tham gia nên mình không có trách nhiệm
  • B. Yêu cầu bạn khác làm thay phần việc của mình nếu không sẽ không có dụng cụ tổ chức hoạt động ngoại khóa.
  • C. Báo với cô giáo hoặc cán bộ lớn về tình hình của bản thân, nhờ sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm hoặc trong lớp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • D. Nhờ bạn trong nhóm báo với cán bộ lớp để các bạn phân công nhiệm vụ cho người khác.

Câu 20: Câu tục ngữ: “Có bột mới gột nên hồ/Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” nói lên đức tính:

  • A. Đoàn kết.
  • B. Trung thành.
  • C. Tự tin.
  • D. Tiết kiệm.

 

Xem thêm các bài Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1, hay khác:

Xem thêm các bài Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.