Câu 1: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về yêu cầu để tích ứng được với sự thay đổi?
-
A. Lo lắng về các yếu tố khách quan.
- B. Vượt khó.
- C. Suy nghĩ tích cực.
- D. Kĩ năng quản lí cảm xúc.
Câu 2: Đâu không phải là điều nên làm khi hồi hộp, lo lắng khi tiếp xúc với người lạ?
- A. Suy nghĩ tích cực để trấn an bản thân.
-
B. Mất kiểm soát cảm xúc, lúng túng.
- C. Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.
- D. Tìm các chủ đề chung để trò chuyện.
Câu 3: Em là một học sinh giỏi giao tiếp tiếng Anh. Để phát huy và phát triển năng lực đó của mình em sẽ làm gì?
- A. Viết các bài đăng lên mạng xã hội bằng tiếng anh về các bài học tiếng Anh của mình.
- B. Dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ tại địa phương.
-
C. Giao tiếp với khách du lịch nước ngoài bằng tiếng Anh khi có thể.
- D. Đọc các bài báo, trang thông tin của nước ngoài bằng tiếng Anh.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là đúng về người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc?
- A. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường thể hiện cảm xúc thật trong mọi hoàn cảnh.
- B. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường khó có thể nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm.
- C. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp.
-
D. Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Câu 5: Theo em, đặc điểm riêng là gì?
- A. Điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng.
-
B. Điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng khác
- C. Điểm dị biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh hình dáng, tính chất với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng gần giống.
- D. Điểm nổi bật, riêng biệt của người này để so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của người khác
Câu 6: Theo em để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực cần làm gì?
- A. Suy nghĩ nhiều lần về những cảm xúc tiêu cực đã xảy ra.
-
B. Lấy lại bình tĩnh bằng cách hít thở sâu/ đi dạo/ tâm sự với người đáng tin cậy.
- C. Giữ kín những suy nghĩ tiêu cực và không chia sẻ cho bất kì ai.
- D. Tránh không tiếp xúc với mọi người để giảm nguy cơ mâu thuẫn trong cuộc sống.
Câu 7: Đâu là tính từ để miêu tả nét đặc trưng ngoại hình của bản thân:
- A. Dịu dàng.
- B. Dễ thương.
- C. Hiếu thắng.
-
D. Xinh xắn.
Câu 8: Dấu hiệu của người sống có kỷ luật là:
- A. Bộc lộ tính vị kỉ của bản thân, luôn đề cao cái tôi trước tập thể.
- B. Đề cao khả năng của mình và nhận trách nhiệm lớn lao, cao cả về mình.
- C. Bộc lộ tính chủ quan, quyết định theo lý trí cá nhân để phục vụ cho lợi ích của bản thân.
-
D. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài
Câu 9: Theo em, lợi ích của kỷ luật đối với sự phát triển chung của tập thể, xã hội là gì?
- A. Giúp cho đời sống – kinh tế của con người ngày càng phát triển không ngừng.
-
B. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài.
- C. Tạo nên sự xuất chúng cho mỗi cá nhân trong một tập thể.
- D. Giúp cho mỗi cá nhân có cơ hội được cống hiến tài năng của mình cho xã hội.
Câu 10: Đâu là cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?
- A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.
- B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.
- C. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.
-
D. Khuyến khích bạn tham gia các hoạt động thể thao hàng ngày.
Câu 11: Theo em, trong trường hợp nào bản thân cần quản lí cảm xúc?
-
A. Các bạn trong lớp hiểu lầm về con người em và có những lời ác ý.
- B. Em được cô giáo và các bạn tròn lớp tuyên dương thành tích trong học tập.
- C. Em là học sinh gương mẫu trong trường, nhận được sự tin yêu của các bạn.
- D. Các bạn trong lớp yêu mến và bổ nhiệm em làm lớp trưởng.
Câu 12: Để chấp hành kỷ luật cần làm gì?
- A: Đưa ra nhiều cách khác nhau để thực hiện cam kết
- B. Lắng nghe các ý kiến khác để thay đổi kế hoạch
- C. Thực hiện cam kết từng ngày theo sở thích
-
D. Lập kế hoạch thực hiện cam kết.
Câu 13: Duy có một số tiền tiết kiệm nhỏ để đóng góp vào quỹ từ thiện của lớp. Trên đường đi đến trường, Duy có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Duy mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền đem đi quyên góp. Nếu là Duy em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ mua chiếc bút và đóng góp số tiền ít đi.
- B. Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích.
- C. Em sẽ không mua bút và để số tiền đó đóng góp từ thiện.
-
D. Em sẽ để dành số tiền quyên góp và mua chiếc bút khác rẻ hơn. .
Câu 14: Tại sao phải sống có trách nhiệm?
- A. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
- B. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
-
C. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
- D. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
Câu 15: Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là:
- A. Biết đặt ra giới hạn cho bản thân.
- B. Biết quản lí chi tiêu.
- C. Biết quản lí cảm xúc.
-
D. Biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của bản thân.
Câu 16: Theo em, khi chia sẻ về kế hoạch truyền thông về văn hóa giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội em đã tham gia cần chú trọng vào ý chính nào?
- A. Tên hoạt động, địa điểm tổ chức hoạt động, cảm xúc của em.
- B. Tên hoạt động, thuận lợi khi thực hiện, công việc đã làm.
- C. Tên hoạt động, hình thức, thời gian.
-
D. Mục tiêu, nội dung, hình thức, đối tượng của hoạt động.
Câu 17: Đâu là các ý chính em cần chú trọng khi chia sẻ về các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương em đã tham gia?
- A. Tên hoạt động, mong muốn khi tham gia, công việc đã thực hiện
- B. Tên hoạt động, lí do tham gia, thuận lợi khi tham gia, công việc đã thực hiện
- C. Tên hoạt động, lí do tham gia, khó khăn khi tham gia, công việc đã thực hiện
-
D. Tên hoạt động, lí do tham gia, mong muốn khi tham gia, công việc đã thực hiện.
Câu 18: Khi gặp khó khăn trong khi tham gia hoạt động phát triển cộng đồng em cần làm gì đầu tiên?
- A. Tự mình giải quyết những khó khăn đó.
- B. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tổ chức hoạt động.
- C. Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè.
-
D. Tìm ra nguyên nhân của những khó khăn.
Câu 19: Theo em. vì sao cần truyền thông về văn hóa mạng xã hội?
- A. Thúc đẩy chuyển đổi số đến với người dân
- B. Giúp mọi người tự do ngôn luận không cần phải sợ hãi, e dè. .
- C. Tạo môi trường cho mọi người thoải mái kết bạn.
-
D. Góp phần nâng cao cách ứng xử, ngôn ngữ văn minh trong môi trường ảo.
Câu 20: Vai trò của các hoạt động thiện nguyện là gì?
-
A. Giúp đỡ người khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- B. Tạo ra sự uy tín cho một cá nhân, tập thể để phục vụ mục đích khác.
- C. Tạo ra sự nổi tiếng cho cá nhân.
- D. Nhận được sự tin yêu của người khác để phục vụ cho mục đích cá nhân.