Câu 1: Theo em, đặc điểm riêng là gì?
- A. Điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng.
-
B. Điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng khác
- C. Điểm dị biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh hình dáng, tính chất với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng gần giống.
- D. Điểm nổi bật, riêng biệt của người này để so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của người khác
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Đặc điểm riêng của mỗi người chỉ là các điểm yếu của cá nhân đó.
- B. Đặc điểm riêng chỉ dựa trên việc xác định điểm mạnh của mỗi người..
-
C. Mỗi người đều có những đặc điểm riêng bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu.
- D. Đặc điểm riêng của mỗi cá nhân bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, điểm giống nhau với những người khác.
Câu 3: Mục đích của việc khám phá đặc điểm riêng của bản thân là:
- A. Nâng cao giá trị của bản thân trong mắt người khác.
-
B. Hiểu được điểm mạnh từ đó phát triển bản thân hơn nữa.
- C. Thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh.
- D. Khiến mọi người nể phục, ngưỡng mộ bản thân.
Câu 4: Đâu là tính từ để miêu tả nét đặc trưng ngoại hình của bản thân:
- A. Dịu dàng.
- B. Dễ thương.
- C. Hiếu thắng.
-
D. Xinh xắn.
Câu 5: Theo em cần xác định đặc điểm riêng của bản thân theo các ý nào?
- A. Sở thích, thói quen, điểm chung.
-
B. Thói quen, phẩm chất, kĩ năng sống, lời chào.
- C. Hứng thú, năng lực, điểm chung.
- D. Sức khỏe, năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống.
Câu 6: Theo em, đâu là những thay đổi mỗi người phải gặp trong cuộc sống?
- A. Làm việc nhà giúp bố mẹ.
- B. Nhận được lời khen từ thầy cô.
- C. Đổi chỗ với bạn cùng bàn.
-
D. Chuyển đến chỗ ở mới.
Câu 7: Đặc điểm dễ dàng nhận ra nhất khi so sánh hai hay nhiều người là gì?
- A. Sở thích, thói quen.
- B. Tính cách, sở thích.
- C. Ngoại hình, tính cách.
-
D. Ngoại hình, hình dáng.
Câu 8: Theo em, kỷ luật là gì?
- A. Những quy tắc, quy định mà cả xã hội cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra.
- B. Những quy tắc, quy định mà công dân đó cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra
- C. Những quy định mà các thành viên trong xã hội cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra
-
D. Những quy tắc, quy định mà mỗi thành viên trong tập thể đó cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra.
Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của kỷ luật?
-
A. Tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của quốc gia
- B. Bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.
- C. Làm cho bản thân mỗi người sống theo khuôn phép, gò bó.
- D. Giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.
Câu 10: Tính kỷ luật là gì?
- A. Đặc tính của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
- B. Bản chất của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
- C. Tính cách của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
-
D. Thói quen của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?
-
A. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
- B. Làm cho con người trưởng thành hơn.
- C. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
- D. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 12: Tại sao phải sống có trách nhiệm?
- A. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
- B. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
-
C. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
- D. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
Câu 13: Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là:
- A. Biết đặt ra giới hạn cho bản thân.
- B. Biết quản lí chi tiêu.
- C. Biết quản lí cảm xúc.
-
D. Biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của bản thân.
Câu 14: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với gia đình?
- A. Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
-
B. Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo
- C. Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- D. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh
Câu 15: Theo em, làm cách nào để giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?
- A. Giữ cái tôi của bản thân, không chịu lắng nghe mọi người.
-
B. Chủ động nói chuyện với người thân để hóa giải mâu thuẫn, xung đột.
- C. Luôn cho bản thân là người đúng và giữ nguyên quan điểm bản thân.
- D. Đưa ra những lí do bào chữa cho bản thân, không nhìn nhận vào vấn đề.
Câu 16: Để tham gia hoạt động thiện nguyện em có thể tham gia vào hoạt động nào?
- A. Xây dựng khu dân cư xanh- sạch-đẹp.
- B. Tham gia hoạt động văn nghệ địa phương.
- C. Phát cơm và quần áo cho người vô gia cư.
-
D. Dạy học miễn phí cho các em nhỏ khó khăn.
Câu 17: Để tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương, em có thể tham gia vào hoạt động nào?
- A. Đồng hành cùng các chương trình hỗ trợ em nhỏ vùng cao.
- B. Mở hội chợ từ thiện.
- C. Tham gia hoạt động hiến máu.
-
D. Giúp đỡ người già neo đơn tại địa phương.
Câu 18: Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn trong việc vận động người dân địa phương cùng tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?
- A. Nhiều người không có thời gian tham gia hoạt động cộng đồng.
-
B. Nhiều người chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng..
- C. Hầu hết mọi người thờ ơ với các hoạt động cộng đồng.
- D. Hầu hết mọi người không được chào đón khi tham gia hoạt động cộng đồng.
Câu 19: Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?
-
A. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân.
- B. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
- C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.
- D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh
Câu 20: Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?
- A. Hà là người không biết nghĩ.
-
B. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm
- C. Hà là người vô tâm.
- D. Hà nghĩ cho lợi ích sức khỏe của bản thân.