Câu 1: Cách nhận biết nét đặc trưng tính cách của bản thân?
-
A. Dựa trên biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.
- B. Dựa trên sự phán xét của người khác.
- C. Dựa trên đặc điểm tính cách của mọi người trong gia đình.
- D. Dựa trên tính cách của các bạn chơi cùng.
Câu 2: Theo em cần xác định đặc điểm riêng của bản thân theo các ý nào?
- A. Sở thích, thói quen, điểm chung.
-
B. Thói quen, phẩm chất, kĩ năng sống, lời chào.
- C. Hứng thú, năng lực, điểm chung.
- D. Sức khỏe, năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống.
Câu 3: Theo em, đâu là những thay đổi mỗi người phải gặp trong cuộc sống?
- A. Làm việc nhà giúp bố mẹ.
- B. Nhận được lời khen từ thầy cô.
- C. Đổi chỗ với bạn cùng bàn.
-
D. Chuyển đến chỗ ở mới.
Câu 4: Đặc điểm dễ dàng nhận ra nhất khi so sánh hai hay nhiều người là gì?
- A. Sở thích, thói quen.
- B. Tính cách, sở thích.
- C. Ngoại hình, tính cách.
-
D. Ngoại hình, hình dáng.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là một cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân?
-
A. Sống khép kín, ngại đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân.
- B. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân.
- C. Việc sử dụng các phương tiện bằng điện cũng gây hại cho môi trường.
- D. Sẵn sàng tham gia các câu lạc bộ, hoạt động em yêu thích.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là trường hợp cần thay đổi trong cuộc sống?
- A. Bước vào ngôi trường mới.
- B. Chuyển nhà đến một khu dân cư khác.
-
C. Phát huy truyền thống nhà trường.
- D. Gia đình bất ngờ gặp khó khăn trong cuộc sống.
Câu 7: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về yêu cầu để tích ứng được với sự thay đổi?
- A. Lo lắng về các yếu tố khách quan.
- B. Vượt khó.
-
C. Suy nghĩ tích cực.
- D. Kĩ năng quản lí cảm xúc.
Câu 8: Theo em, trong trường hợp nào bản thân cần quản lí cảm xúc?
-
A. Các bạn trong lớp hiểu lầm về con người em và có những lời ác ý.
- B. Em được cô giáo và các bạn tròn lớp tuyên dương thành tích trong học tập.
- C. Em là học sinh gương mẫu trong trường, nhận được sự tin yêu của các bạn.
- D. Các bạn trong lớp yêu mến và bổ nhiệm em làm lớp trưởng.
Câu 9: Đâu là từ miêu tả cảm xúc?
- A. Thân thiện.
-
B. Hậm hực.
- C. Hòa đồng.
- D. Dễ mến.
Câu 10: Đâu không phải là cách để quản lí cảm xúc khi gặp vấn đề không mong muốn?
-
A. Phản pháo lại những điều mình không thích.
- B. Hít thở sâu.
- C. Thả lỏng cơ thể.
- D. Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu.
Câu 11: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu
hoàn thiện bản thân?
- A. Chủ động gần gũi, tâm sự với các bạn.
- B. Khích lệ các bạn phát huy khả năng riêng.
-
C. Để các bạn có suy nghĩ tiêu cực và không thể xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân.
- D. Cùng các bạn xây dựng mục tiêu, kế hoạch thay đổi bản thân.
Câu 12: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?
-
A: Mua sắm các vật dụng bản thân yêu thich.
- B. Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra.
- C. Ghi chép các khoản thu chi.
- D. Điều chỉnh khoản chi tiêu không cần thiết.
Câu 13: Đâu không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể?
- A. Tự tạo thói quen trong việc tuân thủ kỉ luật chung.
-
B. Không muốn tham gia các hoạt động có tính tập thể.
- C. Nghiêm túc thực hiện các quy định đã đưa ra.
- D. Tích cực cải thiện bản thân để tránh vi phạm vào quy định.
Câu 14: Ý nào sau đây không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân?
- A. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí, chi tiết, lập danh sách các sản phẩm cần mua trước khi mua sắm.
-
B. Cả nhóm bạn rủ nhau đi xem phim tuy nhiên trời mưa nên Nam nói “Trời mưa rồi chúng mình về nhà đi. Ngày mai rồi đi xem phim nhé”.
- C. Tạo thói quen theo dõi thu chi cá nhân, quản lí chi tiêu không vượt quá mức sống.
- D. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo mà cần đánh giá đúng nhu cầu với sản phẩm.
Câu 15: Khi mắc lỗi, người sống có kỉ luật thường?
-
A. Thừa nhận sai trái và chịu trách nhiệm với hành động của mình.
- B. Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.
- C. Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.
- D. Tìm cách đổ lỗi cho người khác.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?
-
A. Ngại tham gia, tiếp xúc với người lạ.
- B. Chủ động giúp đỡ người gặp khó khăn.
- C. Quyên góp tiền để xây dựng trường học.
- D. Quyên góp quần áo, lương thực cho các bạn nhỏ vùng cao.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng?
- A. Là trách nhiệm với cộng đồng.
- B. Là hành động thể hiện tình yêu thương.
-
C. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.
- D. Là một hành động đẹp từ tấm lòng.
Câu 18: Ý kiến nào sau đây không cần thiết khi lên kế hoạch thiện nguyện?
-
A. Giới hạn thành viên tham gia hoạt động thiện nguyện.
- B. Hình thức tổ chức hoạt động thiện nguyện.
- C. Thời gian tổ chức hoạt động thiện nguyện.
- D. Mục đích của hoạt động thiện nguyện.
Câu 19: Ý nào là không đúng khi nói về thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng?
- A. Gương mẫu chấp hành các quy định của cộng đồng.
-
B. Tham gia các hội nhóm không minh bạch.
- C. Tham gia tích cực các hoạt động phát triển xã hội.
- D. Tích cực tham gia tuyên truyền về Hiến pháp và pháp luật.
Câu 20: Đâu không phải là biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng?
-
A. Giới thiệu về hoạt động.
- B. Lập kế hoạch hoạt động phù hợp.
- C. Xây dựng nòng cốt, điều hành tổ chức.
- D. Kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm.