Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Ôn tập học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Văn bản Xúy Vân giả dại thuộc thể loại nào? 

  • A. Hát nói. 
  • B. Tuồng. 
  • C. Truyện ngắn.
  • D. Chèo. 

Câu 2: Văn bản Xúy Vân giả dại được trích từ tác phẩm nào? 

  • A. Lưu Bình Dương Lễ.
  • B. Quan Âm Thị Kính. 
  • C. Kim Nham. 
  • D. Đồ điếc. 

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?

  • A. Khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật.
  • B. Giúp người đọc hình dung và bộc lộ niềm cảm thông đổi với hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền.
  • C. Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nghệ thuật của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?

  • A, Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...
  • B. Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược.
  • C. Giàu tính bi kịch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là gì?

  • A. Vì nàng bị bệnh nặng không qua khỏi.
  • B. Vì buồn chán, nhàn rỗi và tuyệt vọng trong cảnh chờ chồng.
  • C. Vì muốn thoát khỏi Kim Nham để đến với Trần Phương.
  • D. Vì nàng muốn giả điên để thoát khỏi việc bị chòng ghẹo bởi những người đàn ông trong làng.

Câu 6: Văn bản Hecto từ biệt Ăng- đrô- mác thuộc thể loại nào? 

  • A. Sử thi. 
  • B. Thần thoại. 
  • C. Truyền thuyết. 
  • D. Cổ tích. 

Câu 7: Văn bản Hecto từ biệt Ăng- đrô- mác của tác giả Hô-me-rơ, đúng hay sai? 

  • A. Đúng. 
  • B. Sai. 

Câu 8: Nhan đề đoạn trích Hecto từ biệt Ăng- đrô- mác do người biên soạn sách giáo khoa đặt, đúng hay sai? 

  • A. Đúng. 
  • B. Sai. 

Câu 9: Văn bản Hecto từ biệt Ăng- đrô- mác được trích từ tác phẩm nào? 

  • A. Ô-đi-xê. 
  • B. I-li-át. 
  • C. Đăm Săn. 
  • D. Không có đáp án đúng. 

Câu 10: Văn bản là khúc ca thứ mấy của sử thi I-li-at? 

  • A. V.
  • B. VI.
  • C. VII.
  • D. VIII.

Câu 11: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

  • A. Dòng nhựa sống trong một cái cây
  • B. Mạch máu trong một cơ thể sống
  • C. Mạch giao thông trên đường phố
  • D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 12: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

  • A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
  • B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 13: Mạch lạc trong văn bản là gì?

  • A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
  • B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
  • C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • D. Cả A và C

Câu 14: Một văn bản có tính mạch lạc là

  • A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản
  • B. Có chủ đề thống nhất
  • C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch
  • D. Cả A,B,C

Câu 15: Các sự việc trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?

  • A. Liên hệ thời gian
  • B. Liên hệ không gian
  • C. Liên hệ tâm lí (nhớ lại)
  • D. Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản)

Câu 16: Đâu là tư duy khoa học được thể hiện trong văn bản "Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư"?

  • A. Tác giả chỉ rõ những nội dung được biểu đạt qua ngôn từ, tập trung làm nổi bật những cảm xúc mang tính thẩm mĩ trong thơ bằng lời bình tinh tế, tài hoa, giàu rung cảm. 

  • B. Tác giả phân tích cấu trúc, ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật. 
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng. 
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai. 

Câu 17: Trong đoạn văn 8 đến đoạn văn thứ 12, tác giả tập trung phân tích khía cạnh nào trong bài "Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư"? 

  • A. Tác giả tập trung phân tích cấu trúc ngôn từ của bài thơ: Cấu trúc ngôn từ mang tính nhạc, phân tích thứ tiếng của mùa thu âm hưởng của toàn bài thơ.
  • B. Tác giả tập trung phân tích yếu tố âm điệu : so sánh bài thơ tựa như một ca khúc. 
  • C. Tác giả tập trung phân tích khổ thơ. Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung tương ứng với ba câu hỏi.
  • D. Tác giả tập trung phân tích sự lặp lại của vần và nhịp: Hiệp vần bằng cả hai hệ thống: vần bằng và vần trắc.

Câu 18: Thơ của Lê Đạt có những thể hiện nào?

  • A. Giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử
  • B. Chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh
  • C. Đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” được trích từ đâu?

  • A. Đối thoại với đời và thơ
  • B. Bài thơ trên ghế đá
  • C. 36 bài thơ tình
  • D. Thơ Lê Đạt

Câu 20: Thể loại của tác phẩm trên là gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Nghị luận văn học
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Văn bản tự sự

Câu 21: Phương thức biểu đạt của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 22: “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

  • A. Một nhà thơ không còn là nhà thơ nữa khi họ không qua “cuộc bỏ phiếu của chữ”
  • B. Họ không cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất
  • C. Làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 23: Vấn đề quan trọng trong các sáng tác của Phong Tử Khải là gì?

  • A. Vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính
  • B. Thơ mang đậm ý vị Thiền, khao khát giao hòa giữa con người và thế giới
  • C. Cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ
  • D. Đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật

Câu 24: Phong Tử Khải là nhà văn nước nào?

  • A. Việt Nam.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Trung Quốc.
  • C. Ấn Độ.

Câu 25: Thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy: 

  • A. Truyền thuyết 
  • B. Thần thoại 
  • C. Cổ tích 
  • D. Ngụ ngôn
  • A. Cốt truyện đơn tuyến
  • B. Cốt truyện đa tuyến
  • C. Không có cốt truyện
  • D. Kết hợp cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến

Câu 27: Truyện thần thoại gồm những nhóm nào?

  • A. Thần thoại về các vị thần; Thần thoại về các vị anh hùng
  • B. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại về các vị anh hùng
  • C. Thần thoại Châu Âu; Thần thoại Châu Á
  • D. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại sáng tạo

Câu 28: Thời gian trong thần thoại là:

  • A. Thời gian phiếm chỉ
  • B. Thời gian cụ thể
  • C. Thời gian bất biến
  • D. Thời gian tuần hoàn

Câu 29: Nhân vật chính trong thần thoại là?

  • A. Con người
  • B. Các vị thần
  • C. Bán thần
  • D. Loài vật

Câu 30: Đâu không phải là nguyên nhân ra đời của Thần thoại?

  • A. Nhu cầu nhận thức, lí giải thế giới tự nhiên.
  • B. Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên.
  • C. Quan niệm “vạn vật hữu linh”.
  • D. Xã hội phân hóa giai cấp.

Câu 31: Đặc điểm nổi bật của truyền kì?

  • A. Cốt truyện mang màu sắc dân gian hoặc dã sử
  • B. Nhân vật xuất hiện theo hàng trạng nhân vật
  • C. Sự kết hợp giữa yếu tố kì và yếu tố thực
  • D. Lời văn đan xen giữa văn xuôi và thơ

Câu 32: Nội dung chính của chuyện “Chức phán sự đền Tản Viên”?

  • A. Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân
  • B. Đề cao vai trò của thần linh trong việc cứu giúp con người
  • C. Bài học nhân sinh về chính – tà, thiện ác
  • D. A và C đúng

Câu 33: Ở đoạn mở đầu tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử văn đốt đền. Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?

  • A. Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu.
  • B. Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt đến người đốt đền.
  • C. Tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc.
  • D. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ những dòng đầu.

Câu 34: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyện truyền kì

  • A. Thánh tông di thảo
  • B. Truyền kì mạn lục
  • C. Truyền kì tân phá
  • D. Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 35: Vì sao Tử Văn quyết định đốt đền?

  • A. Vì muốn tỏ bày thái độ ngất ngưỡng, khinh bạc của mình.
  • B. Vì muốn bảo vệ quyền lợi, danh phận cho viên Thổ Công.
  • C. Vì muốn diệt trừ kẻ đang làm yêu làm quái trong dân gian.
  • D. Vì xem thường thánh thần và không tin điều mê tín dị đoan.

Câu 36: Thiên nhiên và con người trong bức tranh mùa xuân được thể hiện như thế nào trong bài? 

  • A. Trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức sống. 
  • B. Am đảm, cô đơn, đườm đượm buồn. 
  • C. Tâm trạng buồn tủi. 
  • D. Mang vẻ đẹp cổ điển. 

Câu 37: Trạng thái " chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào sau đây: 

  • A. làn nắng ửng, khói mơ tan. 
  • B. lấm tấm vàng, bóng xuân sang. 
  • C. sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 38: Tác phẩm " Mùa xuân chín" được sáng tác trong hoàn cành nào? 

  • A. Khi Hàn Mặc Tử chuyển công tác từ Quy Nhơn lên Đà Lạt. 
  • B. Khi Hàn Mặc Tử sắp giã từ cuộc đời. 
  • C. Khi Hàn Mặc Tử đang phải vật lộn với căn bệnh hủi. 
  • D. Khi Hàn Mặc Tử bị người yêu hủy hôn. 

Câu 39: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong đề lao ngày đêm cửa tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. “Lời thơ xưa” ở đây là câu nào dưới đây?

  • A. Sầu đong càng lắc càng đầy; Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
  • B. Nhất nhật bất kiến như tam thu.
  • C. Thân thế tại ngục trung; Tinh thần tại ngục ngoại.
  • D. Nhất nhật tại tù; Thiên thu tại ngoại.

Câu 40: Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

  • A. “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
  • B. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
  • C. “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”.
  • D. “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập