Câu 1: Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?
- A. Hữu ngạn. (3)
- B. Hữu hạn. (2)
- C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
-
D. Hiền hữu. (1)
Câu 2: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
- A. Thiên lí
-
B. Thiên kiến
- C. Thiên hạ
- D. Thiên thanh
Câu 3: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
- A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
- B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
- C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
-
D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.
Câu 4: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?
- A. Học.
- B. Đầu(cái đầu).
- C. Hoa(bông hoa).
-
D. Sơn(núi).
Câu 5: Từ nào có nghĩa là “người đốn củi” trong các từ Hán Việt sau:
- A. Sơn thủy
-
B. Tiều phu
- C. Viễn du
- D. Giang sơn
Câu 4: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
-
A. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
- B. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
-
A. Người lính mới
- B. Binh khí mới
- C. Con người mới
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
-
A. Hai
- B. Ba
- C. Năm
- D. Bốn
Câu 7: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng."
- A. Âu vàng
- B. Ngựa đá
-
C. Xã tắc
- D. cả A và C
Câu 8: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
- A. Gia vị
- B. Gia tăng
-
C. Gia sản
- D. Tham gia
Câu 9: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập
- A. Sơn thủy
-
B. Quốc kì
- C. Sơn hà
- D. Giang sơn
Câu 10: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?
-
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 11: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập?
-
A. Xã tắc
- B. đất nước
- C. Sơn thủy
- D. Giang sơn
Câu 12: Đâu là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt?
-
A. Tiếng Hán
- B. Tiếng Pháp
- C. Tiếng Anh
- D. Tiếng Nga
Câu 13: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
- A. Thiên lí
-
B. Thiên kiến
- C. Thiên hạ
- D. Thiên thanh
Câu 14: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
- A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
- B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 15: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
- A. Không lạm dụng từ mượn
- B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
- C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì?
-
A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
- B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
- C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
- D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
Câu 17: Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng…
-
A. làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt.
- B. làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt.
- C. làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt.
- D. làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 18: Bộ phận từ mượn chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là…
- A. Từ mượn tiếng Nga
-
B. Từ mượn tiếng Hán
- C. Từ mượn tiếng Anh
- D. Từ mượn tiếng Pháp
Câu 19: Từ mượn tiếng nào chiếm số lượng lớn nhất?
- A. Nga
-
B. Hán
- C. Nhật
- D. Pháp
Câu 20: Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khi mượn từ tiếng nước ngoài cần, ta cần phải…
- A. mượn toàn bộ các từ trong một lĩnh vực.
-
B. mượn những từ mà trong tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu nghĩa.
- C. mượn những từ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ phát âm.
- D. mượn những từ mà mình thấy thích.
Câu 21: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ…
- A. mượn tiếng Pháp
-
B. mượn tiếng Hán
- C. không đi mượn
- D. mượn tiếng Nga
Câu 22: Các từ pê-đan, ten-nít, tuốc- nơ-vít, gác- đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
- A. Nhật
-
B. Pháp
- C. Trung Quốc
- D. Anh
Câu 23: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
- A. Khôi ngô
-
B. Chăm chỉ
- C. Tuấn tú
- D. Phúc đức
Câu 24: Các từ pa-ra-bôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
-
A. Từ mượn tiếng Anh
- B. Từ mượn tiếng Pháp
- C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- D. Từ mượn tiếng Ấn Độ