Câu 1: Trong văn bản Thần Trụ Trời, tác giả đã nhắc đến những vị thần nào?
-
A. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời
- B. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
- C. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú.
- D. Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
Câu 2: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vị thần Trụ Trời sau này được gọi là gì?
- A. Trời
- B. Ngọc Hoàng
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Thiên đế
Câu 3: Ngoại hình của thần Trụ Trời như thế nào?
-
A. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
- B. Vóc dáng khổng lồ, ngẩng đầu đội trời lên
- C. Vóc dáng khổng lồ, chân dài, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao
- D. Vóc dáng cao, to khổng lồ, chân siêu dài có thể bước sang vùng khác
Câu 4: “Thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.” là thể loại nào?
- A. Sử thi dân gian.
- B. Truyền thuyết.
- C. Truyện thơ.
-
D. Thần thoại.
Câu 5: Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:
- A. Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.
- B. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.
- C. Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.
-
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong đề lao ngày đêm cửa tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. “Lời thơ xưa” ở đây là câu nào dưới đây?
- A. Sầu đong càng lắc càng đầy; Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
- B. Nhất nhật bất kiến như tam thu.
- C. Thân thế tại ngục trung; Tinh thần tại ngục ngoại.
-
D. Nhất nhật tại tù; Thiên thu tại ngoại.
Câu 7: Nhân vật Huấn Cao được hư cấu từ nguyên mẫu nào sau đây?
- A. Phan Bá Vành.
- B. Phan Huy Chú.
-
C. Cao Bá Quát.
- D. Đề Thám.
Câu 8: Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:
- A. “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
- B. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
-
C. “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”.
- D. “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”.
Câu 9: Dòng nào sau đây không phải là nhận định về nhân vật Huấn Cao?
- A. Là người mang cái đẹp của tài hoa, hòa hợp với cái đẹp của khí phách, “thiên lương”.
- B. Là người mang chí lớn không thành, nhưng trước sau vẫn coi thường gian truân, khổ ải, xem khinh cái chết dù biết nó đã kề bên, tư thế luôn hiên ngang, lồng lộng trên cái nền xám xịt của ngục tù.
-
C. Là người có nhân cách, có lương tâm, nhưng trong một thời đại nhiễu nhương, phải đành lòng phục vụ cho một triều đại suy thoái.
- D. Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang, bất khuất toả sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo.
Câu 10: Dòng nào sau đây không thuộc giá trị nội dung truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
- A. Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.
- B. Nhân vật có sức hút mãnh liệt về khí tiết, nhân cách sống.
- C. Ca ngợi cái đẹp toả ra từ “thiên lương” con người.
-
D. Lối kể chuyện vừa cổ kính vừa hiện đại, tả cảnh tạo tình huống và xây dựng tính cách độc đáo.
Câu 11: Các lỗi về từ ngữ thường gặp:
- A. Lỗi lặp từ
- B. Lỗi dùng sai từ
- C. Lỗi dùng sai nghĩa của từ
-
D. Cả ba đáp án trên
Câu 12: Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: “Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn An”
-
A. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý.
- B. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn.
- C. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý An.
- D. Không sửa câu trên được
Câu 13: Câu “mẹ rất quan tâm với việc học tập, sinh hoạt của em”, từ nào sử dụng sai?
- A. Rất
- B. Quan tâm
-
C. Với
- D. Việc
Câu 14: Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói ?
- A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê ghớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
- B. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
- C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng)
-
D. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam)
Câu 15: Nguyên nhân của việc sắp xếp thứ tự các cụm từ in đậm trong câu văn sau là gì?
Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình.
-
A. Nhằm thể hiện mức độ “gắt gỏng” tăng dần của nhân vật.
- B. Nhằm thể hiện sự gắt gỏng vô lí của nhân vật.
- C. Nhằm thể hiện rõ hơn đặc điểm của nhân vật
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 16: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống) là gì?
- A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.
-
B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.
- C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 17: Cho câu văn: Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ nhanh như cắt nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất ?
- A. Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
- B. Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
- C. Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
-
D. Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.
Câu 18: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn "Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng" (Tô Hoài) là gì ?
- A. Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...
- B. Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.
- C. Bộc sự quan tâm của người nói đối với người nghe.
-
D. Gồm ý A và B
Câu 19: Lấy bút danh là Hàn Mặc Tử, nhà thơ có ngụ ý gì?
-
A. Ngụ ý coi mình là người làm nghề văn chương (Mặc).
- B. Ngụ ý coi mình là người có ngòi bút lạnh lùng (Hàn).
- C. Ngụ ý coi mình là công chức văn phòng (Mặc).
- D. Ngụ ý coi mình là người sống nghèo khó nhưng thanh bạch (Hàn).
Câu 20: Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?
-
A. Tuy gặp nhiều bất hạnh nhưng Hàn Mặc Tử vẫn thể hiện niềm lạc quan đến khâm phục.
- B. Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, làm thơ lấy các bút danh là Hàn Mặc Tử, Minh Duệ Thi, Phong Trần, Lệ Thanh.
- C. Sinh năm 1912 tại huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), mất năm 1940 tại Quy Nhơn.
- D. Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa, có hai năm học trung học ở trường Pe-rơ-lanh.
Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng?
Khởi đầu sự nghiệp văn chương bằng lối thơ truyền thống (Đường luật), phát triển sự nghiệp văn chương bằng lối thơ hiện đại, tân kì (lãng mạn, tượng trưng, siêu thực), con đường thơ Hàn Mặc Tử là con đường:
- A. không ngừng tự làm mới thơ mình.
-
B. liên tục làm cách mạng trong thơ.
- C. hiện đại hóa thơ Việt.
- D. đi từ thơ cũ đến thơ mới.
Câu 22: Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” được chia thành mấy phần?
- A. 5 phần
- B. 4 phần
-
C. 3 phần
-
D. 2 phần
Câu 23: Phần thứ nhất trong tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” nói về điều gì?
-
A. Quan niệm về chữ thơ của tác giả
- B. Quan niệm về làm thơ
- C. Trách nhiệm của nhà thơ
- D. Trách nhiệm của người đọc
Câu 24: Nội dung chính của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là?
- A. Điều làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà là chính những con chữ mà họ sáng tạo ra
- B. Văn bản đã phản ánh trách nhiệm của một nhà văn
- C. Văn bản đã nêu lên trách nhiệm của một nhà văn chân chính là sáng tạo nên con chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách và cá tính nghệ thuật của riêng mình
-
D. Cả A và C
Câu 25: Giá trị nội dung của tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” là gì?
- A. Tiểu luận thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông
- B. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”
- C. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ
-
D. Tất cả các ý trên
Câu 26: Năm 2007, cùng với Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, ông được tặng giải thưởng nào?
- A. Giải thưởng Nhà nước về văn võ song toàn
-
B. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
- C. Giải thưởng về sáng tác thơ hay
- D. Giải thưởng về tham gia cách mạng
Câu 27: Các tác phẩm sau tác phẩm nào không phải thơ của Lê Đạt?
-
A. Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)
- B. 36 bài thơ tình (chung với Dương Tường, 1990)
- C. Thơ Lê Đạt
- D. Đồng chí
Câu 28: Thơ của Lê Đạt có những thể hiện nào?
-
A. Giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử
- B. Chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh
- C. Đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 29: Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” được trích từ đâu?
-
A. Đối thoại với đời và thơ
- B. Bài thơ trên ghế đá
- C. 36 bài thơ tình
- D. Thơ Lê Đạt
Câu 30: Văn bản Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời được trích từ tác phẩm nào?
-
A. Đăm Săn.
- B. Đẻ đất đẻ nước.
- C. Con cháu mẹ Chép.
- D. Cây nêu thần.
Câu 31: Văn bản Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời thuộc thể loại gì?
-
A. Sử thi.
- B. Thần thoại.
- C. Truyền thuyết.
- D. Cổ tích.
Câu 32: Giá trị nội dung của đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời là gì?
- A. Thể hiện tinh thần dũng cảm, can đảm lạc quan, liều lĩnh và tinh thần chinh phục, quyết tâm đạt được ước mơ của con người thể hiện ở người anh hùng Đăm Săn.
- B. Khắc họa thành công văn hóa của người Ê-đê thể hiện trong nếp sống, sinh hoạt hằng ngày.
- C. Đưa ra cảnh tỉnh đối với con người, không nên theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn.
-
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 33: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời là gì?
- A. Thể hiện những đặc trưng của thể loại sử thi trong ngôn từ, giọng điệu, dùng nhiều điển tích, điển cố.
- B. Giọng kể xen lẫn giữa văn xuôi với văn vần.
- C. Ngôn từ rõ ràng, súc tích, sử dụng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
-
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 34: Đăm Săn là sử thi của dân tộc nào?
- A. Tày.
- B. Mường.
- C. Nùng.
-
D. Ê-đê.
Câu 35: Hành trình đến nhà Nữ thần Mặt Trời của Đăm Săn như thế nào?
- A. Thú vị, nhiều trải nghiệm.
- B. Buồn tẻ, cô đơn.
- C. Thuận lợi, nhàn nhã.
-
D, Nguy hiểm, vất vả, phải băng qua nhiều rừng rậm, núi xanh.
Câu 36: Hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang ý nghĩa gì?
- A. Biểu tượng cho cái đẹp, là sự kết hợp của hai sự vật thiêng liêng giữa trời và đất.
- B. Là lời cảnh báo cho những kẻ muốn theo đuổi mục tiêu đi quá giới hạn của con người.
- C. Là biểu tượng cho sự sống của muôn loài.
-
D. Đáp án A và B.
Câu 37: Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết nào khi đến nhà Đăm Par Kvây?
- A. Giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây.
- B. Giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung.
- C. Nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy.
-
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 38: Đăm Par Kvây đã khuyên Đăm Săn điều gì khi chàng có ý định đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ?
- A. Cổ vũ, khuyên Đăm Săn hãy cố gắng hết sức mình để có thể cưới được Nữ thần Mặt Trời.
- B. Suy nghĩ, đưa ra một số kế hoạch và khuyên Đăm Săn là theo.
-
C. Ngăn cản, khuyên Đăm Par Kvây không nên mạo hiểm đi vào chốn rừng thiêng nước độc.
- D. Không khuyên nhủ gì cả.
Câu 39: Nghệ thuật của sử thi bao gồm những yếu tố nào sau đây?
- A. Văn xuôi xen lẫn văn vần.
- B. Có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ.
- C. Sử dụng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
-
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 40: Nội dung của sử thi thường có đặc điểm gì?
- A. Có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ.
- B. Biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng.
- C. Thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
-
D. Tất cả các đáp án trên.