Câu 1: Văn bản Xúy Vân giả dại của tác giả nào?
- A. Bùi Văn Nguyên
- B. Đỗ Bình Trị
- C. Ngô Sĩ Liên
-
D. Dân gian
Câu 2: Văn bản Xúy Vân giả dại thuộc thể loại nào?
- A. Tuồng
- B. Hát nói
-
C. Chèo
- D. Truyện thơ
Câu 3: Văn bản Xúy Vân giả dại trích từ tác phẩm nào?
-
A. Vở chèo Kim Nham.
- B. Vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- C. Vở chèo Nghêu Sò Ốc Hến.
- D. Vở chèo Lưu Bình Dương Lễ.
Câu 4: Điền vào chỗ trống để được khái đúng về thể loại chèo:
Chèo là loại kịch hát, múa..., kể chuyển, diễn tích bằng hình thức .... và trước kia được diễn ở ... nên được gọi là chèo sân đình.
- A. hát/ múa/ làng.
- B. dân gian/ múa/ sân làng.
-
C. dân gian/ sân khấu/ sân đình.
- D. quạt/ hát múa/ sân đình.
Câu 5: Thể loại chèo phổ biến rộng rãi ở khu vực nào trên đất nước ta?
-
A. Bắc Bộ
- B. Trung Bộ
- C. Nam Bộ
- D. Cả nước.
Câu 6: Trục bĩ cực của thể loại chèo viết về điều gì?
- A. Tốt đẹp, yên vui.
-
B. Đau khổ, oan trái.
- C. Bình yên, lặng lẽ.
- D. Cả ba phương án trên.
Câu 7: Đâu là kiểu nhân vật không xuất hiện trong thể loại chèo?
- A. Thư sinh.
- B. Nữ chính.
-
C. Thần tiên.
- D. Mụ ác.
Câu 8: Thể loại chèo thường viết về nội dung gì? Chọn đáp án không đúng.
- A. Số phận bi kịch của người lao động.
- B. Vẻ đẹp của người phụ nữ.
- C. Xã hội phong kiến thối nát.
-
D. Lí giải sự hình thành của vũ trụ.
Câu 9: Nội dung chính của trích đoạn " Xúy Vân giả dại" là gì?
-
A. Thể hiện sự sai lầm và nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- B. Ca ngợi hình ảnh người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
- C. Bày tỏ niềm xót xa với thân phận người phụ nữ bị xã hội quay lưng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong trích đoạn Xúy Vân Giả dại?
- A. Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.
- B. Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.
-
C. Thành công với thủ pháp đòn bẩy.
- D. Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình.
Câu 11: Sự việc nào dưới đây không xuất hiện trong trích đoạn Xúy Vân giả dại?
- A. Xúy Vân xuất hiện, giới thiệu về hoàn cảnh và bản thân mình.
-
B. Xúy Vân nói lời từ biệt với Kim Nham để đi khỏi nhà.
- B. Xúy Vân cất lên lời than cho số phận.
- D. Xúy Vân nói về nỗi đau khi sống trong gia đình chồng và thổ lộ ước mơ của mình.
Câu 12: Mượn hình ảnh lỡ chuyến đồ, Xúy Vân muốn giãi bày điều gì về hoàn cảnh sống của mình?
- A. Cuộc hôn nhân thường xảy ra cự cãi, xô xát.
- B. Sự thất bát trong làm ăn.
- C. Lỡ dở trong tình duyên khi người mình yêu đã không còn.
-
D. Cuộc hôn nhân lỡ làng, dở dang.
Câu 13: Nhận xét nào phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật Xúy Vân?
- A. Hoàn cảnh bi kịch, sống không bằng chết.
-
B. Hoàn cảnh đã biến nàng từ một người đáng thương thành người có hành động đáng trách.
- C. Hoàn cảnh đã biến nàng từ một người thiệt thòi thành người có ý chí, nghị lực phi thường.
- D. Hoàn cảnh may mắn, hạnh phúc.
Câu 14: Trong văn bản Xúy Vân giả dại, qua hình ảnh " COn gà rừng ăn lẫn với công", Xúy Vân muốn bày tỏ điều gì?
-
A. Sự không hòa hợp, không tương đồng giữa Xúy Vân với gia đình Kim Nham.
- B. Sự bất hòa giữa Xúy Vân và Trần Phương do không tìm được tiếng nói chung.
- C. Sự hòa hợp kì lạ giữa những người không cùng mục đích sống.
- D. Không nên ăn thịt gà lẫn với thịt công vì không ngon.
Câu 15: Qua câu hát " Chờ cho bông lúa chín vàng/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm", Xúy Vân đã thể hiện ước mơ của mình về một cuộc sống gia đình như thế nào?
- A. Cuộc sống xa hoa, có chồng làm quan.
- B. Cuộc sống bần hàn, vợ chồng cùng nhau cày thuê cuốc mướn.
-
C. Cuộc sống giản dị: chồng đi giặt, vợ mang cơm.
- D. Cuộc sống lang bạt, nay đây mai đó.
Câu 16: Xúy Vân muốn bộc lộ điều gì qua lời hát: " Con cá rô nằm vũng chân trâu/ Để cho năm bảy cần câu châu vào"?
- A. Niềm khao khát muốn được sống hạnh phúc bên Kim Nham.
- B. Sự ngán ngẩm cho thân phận hẩm hiu, phải sống phụ thuộc của bản thân.
-
C. Sự bất lực, uất ức trước tình cảnh bế tắc, tù đọng đầy bất trắc.
- D. Thương cho thân phận con cá rô phải sống trong không gian nhỏ hẹp.
Câu 17: Những lời hát ngược của Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại có ý nghĩa như thế nào? Nhằm thể hiện điều gì? Chọn đáp án không đúng.
-
A. Sự si mê mà Xúy Vân dành cho Trần Phương.
- B. Sự vào vai điên dại của Xúy Vân.
- C. Những điều ngược đời, trớ trêu, đúng sai và thật giả lẫn lộn mà Xúy Vân từng chứng kiến và trải qua.
- D. Sự bế tắc, mất phương hướng của Xúy Vân.
Câu 18: Xúy Vân giả dại nhằm mục đích gì?
-
A. Hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương.
- B. Hi vọng được chồng thương xót và cảm thông.
- C. Thoát khỏi lời dè bỉu của dân làng.
- D. Hi vọng được thoát khỏi Trần Phương Kim Nham để đi theo Kim Nham.
Câu 19: Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại?
- A. Căm ghét
- B. Giễu cợt
-
C. Cảm thông
- D. Phê phán
Câu 20: Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại trở nên điên dại, nguyên nhân chính do đâu?
- A. Do Kim Nham bỏ rơi nàng.
-
B. Xã hội phong kiến với những lề thói bất công.
- C. Do chồng phản bội.
- D. Gia đình không quan tâm, đồng cảm.