Trắc nghiệm HĐTN 7 cánh diều kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HĐTN 7 cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô là gì?

  • Giúp cho quá trình giảng dạy và học tập trở nên thuận lợi hơn
  • Học sinh có cơ hội được giải đáp thắc mắc, hỗ trợ, giúp đỡ trong học tập và trong cuộc sống
  • Gia tăng tình cảm thầy trò
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Tình huống nào sau đây thể hiện cách ứng xử không đúng mực của học sinh đối với thầy cô giáo?

  • Thầy giáo vào đến cửa lớp thì bị rơi sách và tập bài kiểm tra của học sinh, An và My chạy đến nhặt giúp thầy
  • Giờ ra chơi, cô giáo ngồi bên bàn giáo viên với vẻ mệt mỏi. Học sinh mang cốc nước mời cô uống và hỏi: “Cô có sao không ạ”
  • Thầy giáo đi qua sân trường, một nhóm học sinh nhìn thấy thầy nhưng bảo nhau không cần chào vì nghĩa rằng thầy không nhìn thấy mình
  • Tất cả các cách trên

Câu 3: Những biểu hiện thể hiện sự hợp tác với thầy cô đó là?

  • Làm việc riêng trong giờ học
  • Không bày tỏ quan điểm, mong muốn của bản thân với thầy cô giáo.
  • Hăng hái xung phong phát biểu trong giờ học
  • Không hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao

Câu 4: Việc ứng xử lễ phép với thầy cô là?

  • Thể hiện sự kính trọng với thầy cô
  • Làm cho thầy cô dễ dàng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh
  • Thể hiện sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo.
  • Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn

Câu 5: Những biểu hiện cụ thể của việc hiểu và chia sẻ mong muốn với thầy cô đó là?

  • Lắng nghe, suy ngẫm, thấu hiểu mong muốn của thầy cô; chia sẻ tâm tư, tình cảm, mong muốn của bản thân với thầy cô
  • Trao đổi cùng thầy cô về nhiệm vụ học tập, trao đổi cùng thầy cô về thắc mắc trong học tập và cuộc sống
  • Làm đầy đủ bài tập về nhà, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập và sinh hoạt
  • Tất cả các cách trên.

Câu 6: Việc chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô sẽ

  • Thể hiện sự kính trọng với thầy cô
  • Làm cho thầy cô dễ dàng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh
  • Thể hiện sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo
  • Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn

Câu 7: “Địa điểm đỏ” là gì?

  • Địa điểm có dân cư đông đúc
  • Địa điểm có mật độ dân cư thưa thớt
  • Vùng sâu, vùng xa, vùng núi hẻo lánh
  • Địa điểm hoặc tổ chức có thể giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp

Câu 8: Người có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt là người như thế nào?

  • Trong đa số các trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra
  • Trong nhiều trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân nhưng chưa thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực, đôi khi còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra 
  • Hiếm khi người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra
  • Đáp án khác

Câu 9: Những lưu ý khi thực hiện vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo thông qua tuyên truyền qua tờ rơi là?

  • Phát tờ rơi tại các địa điểm đông người quan lại như chợ, công viên...
  • Tránh tuyệt đối xả giấy rác làm ô nhiễm môi trường, phát tờ rơi tại những địa điểm không phù hợp, gây ồn ào, làm phiền người khác
  • Hỏi ý kiến và sự hỗ trợ của người lớn (bố mẹ, thầy cô, anh chị...) trong quá trình tuyên truyền hoạt động
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Để kiểm soát cảm xúc tốt hơn, chúng ta cần

  • Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống
  • Luôn suy nghĩ tích cực và giữ cho mình tâm trạng thoái mái
  • Luôn hòa đồng, vui vẻ và bao dung với mọi người xung quanh.
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Kiên đang ngồi trên xe bus để đến trường. Khi đến điểm xuống, các bạn học sinh tranh nhau xuống xe rất đông, vô tình đẩy ngã một cụ già nhưng không ai xin lỗi hay quay lại để đỡ cụ. Thấy thế Kiên đã nhanh chóng đến dìu cụ. Mặc dù bị lỡ điểm xuống và phải đi ngược lại một đoạn khá xa nhưng Kiên thấy rất vui vì đã giúp được cụ. Theo em, Kiên là một người như thế nào?

  • Kiên rất biết cách ứng xử nơi công cộng
  • Kiên là một người rất tốt bụng
  • Kiên biết kính trọng người lớn tuổi, rất đáng để học tập
  • Tất cả các phương án trên

Câu 12: Đâu là cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt?

  • Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác
  • Luôn quan tâm và lắng nghe để biết họ đang gặp vấn đề gì
  • Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu tại sao họ lại chọn hướng đi và hành động như vậy
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Hành động nào sau đây thể hiện đúng với cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

  • Tranh luận gay gắt trong thư viện
  • Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim
  • Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên
  • Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về

Câu 14: Một số điểm hạn chế của học sinh trong cuộc sống như

  • Vui vẻ, hòa đồng với mọi người
  • Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
  • Tự tin trước đám đông
  • Chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt

Câu 15:  Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • Chúng ta sẽ nhận được sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng
  • Chúng ta sẽ nhận được sự dè bỉu, xa lánh của mọi người xung quanh khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng
  • Chúng ta sẽ nhận được sự khó chịu của mọi người xung quanh khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng
  • Chúng ta sẽ không nhận được lợi ích gì xung quanh khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng

Câu 16: Một số điểm mạnh của học sinh trong cuộc sống như

  • Vui vẻ, hòa đồng với mọi người
  • Sẵn sàng giúp đỡ mọi người
  • Tự tin trước đám đông
  • Tất cả các phương án trên

Câu 17: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây?

  • Luôn có trách nhiệm với quê hương
  • Những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương
  • Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương

Câu 18: Khi làm việc nhóm mà nhóm em đều có ý thức hợp tác với nhau thì em sẽ được gì?

  • Hiểu bài hơn
  • Gắn kết bạn bè hơn
  • Quen được những người bạn mới
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19:  Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần phải làm gì?

  • Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ
  • Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau
  • Tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương
  • Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương

Câu 20: Khi phải làm bài tập nhóm thì có các cách thức hợp tác nào?

  • Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức thực hiện
  • Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên
  • Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 21: Đâu là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

  • Giỗ tổ Hùng vương
  • Bánh chưng, bánh dày
  • Áo dài
  • Cả 3 ý trên

Câu 22: Đâu không phải là cách để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? 

  • Đặt mục tiêu rèn luyện rõ ràng
  • Thường xuyên vứt rác bừa bãi
  • Lên kế hoạch để thực hiện những hoạt động phù hợp để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
  • Tạo thói quen ngắn nắp, gọn gàng, sạch sẽ từ những việc nhỏ nhất: sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi hết tiết học, bỏ giấy rác vào thùng đựng của lớp,...

Câu 23:  Khi đi đường thấy một cụ già ăn xin, chúng ta nên ứng xử thế nào?

  • Tôn trọng cụ già như những người khác
  • Tránh xa cụ già
  • Xua đuổi cụ già
  • Phương án khác

Câu 24: Đâu không phải là đáp án thể hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường?

  • Chủ động dọn rác xung quanh nơi mình ngồi
  • Đến sớm trực nhật lớp
  • Bày rác bừa bộn ra lớp nhưng không dọn
  • Tích cực tham gia các hoạt động tổng vệ sinh của lớp, trường

Câu 25: Khi làm tham gia hoạt động thiện nguyên quyên góp quần áo cho trẻ em vùng cao, đồ được quyên góp cần đảm bảo:

  • Phải mua mới y nguyên
  • Đảm bảo có thể mặc được, không rách, phù hợp với trẻ em
  • Đồ rách, nhàu nát
  • Không có đáp án đúng

Câu 26: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ảnh hưởng tích cực như thế nào đến học tập và cuộc sống của mỗi người?

  • Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích.
  • Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp
  • Không gian sống và học tập bừa bộn, gây mất thiện cảm với những người xung quanh
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 27: Cùng giải quyết vấn đề là gì?

  • Em sẽ nhờ sự giúp đỡ của thầy cô bằng cách nhờ thầy cô giải đáp rõ hơn nhiệm vụ học tập mà em cam thấy khó khăn và đề đạt nguyện vọng làm nhiệm vụ khác phù hợp năng lực bản thân.
  • Nhờ sự giúp đỡ của các bạn bằng cách hoạt động nhóm, cùng nhau trao đổi, chia sẻ ý kiến
  • Trong quá trình đọc tài liệu về nhiệm vụ học tập được giao, em chưa biết cách thực hiện nên gặp thầy cô để hỏi trực tiếp, xin ý kiến về những phương án của em và nhờ thầy cô hỗ trợ tìm tài liệu, định hướng...
  • Giữ thái độ bình tĩnh và không có ý kiến gì vì học sinh phải dành cho cô sự tôn trọng, kính mến

Câu 28: Vai trò của ban giám hiệu nhà trường trong việc phát huy truyền thống của nhà trường là?

  • Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
  • Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
  • Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
  • Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.

Câu 29: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

  • Không nên giao tiếp với nhiều bạn
  • Kì thị sự khác biệt
  • Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
  • Giữ khoảng cách với thầy cô

Câu 30: Nội dung chính của buổi tọa đàm về chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” là gì?

  • Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường
  • Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.