Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Gia đình là tế bào của xã hội... cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt.... Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con. Thuộc điều mấy của Hiến pháp 1992

  • A. Điều 10
  • B. Điều 15
  • C. Điều 50
  • D. Điều 64

Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?

  • A. Cha mẹ và con cái
  • B. Anh chị em.
  • C. Ông bà và con cháu.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 3: Em hãy thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị, em?

  • A. Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn, vất vả và bất hạnh.
  • B. Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình bất hạnh, em sẽ bị xã hội lên án. 
  • C. A, B đúng
  • D. A, B sai

Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?

  • A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
  • B. Luật Trẻ em.
  • C. Luật lao động.
  • D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu 5: Các hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là?

  • A. Nuôi dạy con.
  • B. Cho con đi học.
  • C. Dạy con học bài.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 6: Các hoạt động thể hiện lao động sáng tạo là?

  • A. Đổi mới phương pháp học tập
  • B. Học trên mạng.
  • C. Học thông qua bài hát tiếng anh.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 7: Lao động gồm có những loại nào?

  • A. Lao động trí óc và lao động chân tay.
  • B. Lao động chân tay và lao động thân thể.
  • C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
  • D. Lao động chân tay và lao động trừu tượng.

Câu 8: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

  • A. Tự lập.
  • B. Tự chủ.
  • C. Tự tin.
  • D. Dũng cảm.

Câu 9: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài được gọi là?

  • A. Lao động.
  • B. Lao động tự giác.
  • C. Tự lập.
  • D. Lao động sáng tạo.

Câu 10: Trước đây A thường học bằng cách ghi ra sách vở rồi đọc lại cho thuộc, từ khi mẹ mua cho máy tính, A sử dụng máy tính để học trên mạng và tải tài liệu về học. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Lao động chân tay.
  • B. Lao động thân thể.
  • C. Lao động tự giác.
  • D. Lao động sáng tạo.

Câu 11:  Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là?

  • A. Đi làm đúng giờ.
  • B. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
  • C. Giúp bố mẹ nấu cơm, quét dọn nhà cửa.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 12:  Các hoạt động thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hóa là?

  • A. Không tổ chức đám cưới linh đình, xã hoa, lãng phí.
  • B. Xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.
  • C. Sinh đẻ có kế hoạch.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 13: Việc làm nào thể hiện nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư là:

  • A.Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
  • B.Vứt rác bừa bãi.
  • C.Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
  • D. Tụ tập để đánh bạc, hút chích.

Câu 14: Các hoạt động không xây dựng nếp sống văn hóa là?

  • A. Tụ tập thanh niên đánh bài.
  • B. Làm theo những gì thầy bói phán.
  • C. Lấy chồng trước độ tuổi nhà nước quy định.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 15: Hằng năm vào các dịp gần tết, tại thôn M thường vận động bà con quét dọn đường làng, ngõ xóm, treo cờ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Xây dựng nếp sống văn hóa.
  • B. Xây dựng gia đình văn hóa.
  • C. Làm cho có hình thức.
  • D. Xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết.

Câu 16: Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú được gọi là?

  • A. Xây dựng gia đình văn hóa.
  • B. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • C. Xây dựng nếp sống văn hóa.
  • D. Xây dựng văn hóa.

Câu 17: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?

  • A. P là người tiết kiệm.
  • B. P là người vô cảm.
  • C. P là người giả tạo.
  • D. P là người liêm khiết, tốt bụng.

Câu 18: Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết

  • A. Cây ngay không sợ chết đứng.
  • B.  Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết nói như người giàu sang
  • C. Áo rách, cốt cách người thương
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 19: Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói lên điều gì?

  • A. Đức tính khiêm tốn.
  • B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
  • C. Đức tính cần cù.
  • D. Đức tính trung thực.

Câu 20: Em rèn tính liêm khiết trong học tập là:

  • A.  Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi
  • B. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình
  • C. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 21: Biểu hiện của liêm khiết là?

  • A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
  • B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
  • C. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân.
  • D. Cả A ,B, C.

Câu 22: Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Trung thực.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Cần cù.

Câu 23: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để: 

  • A. Đưa đất nước hội nhập với quốc tế
  • B. Nước ta sẽ bị lạc hậu
  • C. Học hỏi hết tất cả của nước ngoài
  • D. Làm nước ta bị mất nền văn hóa riêng

Câu 24: Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?

  • A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
  • B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
  • C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 25: Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?

  • A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.
  • B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.
  • C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.
  • D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.

Câu 26: Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

  • A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
  • B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
  • C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 27: Trong các hoạt động sau, hoạt động không thuộc hoạt động chính trị - xã hội là:

  • A. Học tập văn hóa.
  • B. Tham gia văn nghệ,
  • C. Tuyên truyền nếp sống văn hóa.
  • D. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Câu 28: Bác Hồ được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào năm:

  • A. 1990
  • B. 1991
  • C. 1992
  • D. 1993

Câu 29: Câu nói: “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” (Đề - Các) thể hiện đức tính:

  • A. Liêm khiết.
  • B. Tôn trọng lẽ phải.
  • C. Tôn trọng pháp luật.
  • D. Giữ chữ tín.

Câu 30: Hành vi thể hiện con người không liêm khiết là:

  • A. Luôn làm giàu bằng tài năng của mình.
  • B. Không nhận hối lộ của người khác.
  • C. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp để đạt được mục đích.
  • D. Đấu tranh chống quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử.

Câu 31: Biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa là:

  • A. Sinh đẻ có kế hoạch.
  • B. Tảo hôn.
  • C. Chữa bệnh bằng bùa phép.
  • D. Đánh bạc, tiêm chích ma túy.

Câu 32: Tôn trọng người khác thể hiện ở hành vi:

  • A. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.
  • B. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. 
  • C. Đi nhẹ, nói khẽ .khi vào bệnh viện.
  • D. Bật nhạc to giữa đêm khuya.

Câu 33: Câu ca dao:
“Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kè cười người chê”
thể hiện đức tính:

  • A. Liêm khiết.
  • B. Giữ chữ tín.
  • C. Khiêm tốn.
  • D. Giản dị.

Câu 34: Hành vi thể hiện không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh:

  • A. Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
  • B. Trung thực, nhân ái, vị tha.
  • C. Tôn trọng, tin cậy, chân thành.
  • D. Cho bạn xem bài trong kiểm tra, thi cử.

Câu 35: Biểu hiện của pháp luật là?

  • A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
  • B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
  • C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 36:  Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?

  • A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
  • B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
  • C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
  • D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.

Câu 37: Câu ca dao thể hiện tôn trọng pháp luật và kỉ luật

  • A. Đất có lề, quê có thói
  • B. Phép vua thua lệ làng
  • C. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm
  • D. A, B, C

Câu 38: Pháp luật là

  • A. Các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành
  • B. Dùng để thuyết phục
  • C. Dùng để cưỡng chế
  • D. A, B, C

Câu 39: Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?

  • A. Pháp luật.
  • B. Kỉ luật.
  • C. Chữ tín. 
  • D. Liêm khiết.

Câu 40: Pháp luật dùng để

  • A. Bảo vệ quyền lợi của con người
  • B. Bảo vệ quyền lợi người bị tội
  • C. Bảo vệ quyền lợi những người có tiền 
  • D. A, B đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM GDCD 8

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ 

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.