Câu 1: Các hành động: Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm pháp luật.
-
B. Vi phạm kỉ luật.
- C. Vi phạm quy chế.
- D. Vi phạm quy định.
Câu 2: Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?
-
A. Vi phạm pháp luật.
- B. Vi phạm kỉ luật.
- C. Vi phạm quy chế.
- D. Vi phạm quy định.
Câu 3: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?
-
A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.
- D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.
Câu 4: Biểu hiện của kỉ luật là?
- A. Nội quy lớp học.
- B. Quy chế thi cử.
- C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.
-
D. Cả A,B,C.
Câu 5: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?
-
A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.
- B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.
- C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
- D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.
Câu 6: Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Pháp luật.
-
D. Kỉ luật.
Câu 7: Biểu hiện của pháp luật là?
- A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
- B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
- C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?
-
A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
- C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
- D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.
Câu 9: Câu ca dao thể hiện tôn trọng pháp luật và kỉ luật
- A. Đất có lề, quê có thói
- B. Phép vua thua lệ làng
- C. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm
-
D. A, B, C
Câu 10: Pháp luật là
- A. Các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành
- B. Dùng để thuyết phục
- C. Dùng để cưỡng chế
-
D. A, B, C
Câu 11: Chế độ hôn nhân của nước ta là?
- A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.
- B. Bình đẳng, một vợ một chồng.
- C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.
-
D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.
Câu 12: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?
-
A. Lên án, phê phán, tố cáo.
- B. Nêu gương.
- C. Học làm theo.
- D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Câu 13: Các hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của ông bà là?
- A. Dạy cháu điều hay lẽ phải.
- B. Chăm sóc các cháu.
- C. Dạy các cháu cách ứng xử, giao tiếp với người ngoài.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 14: Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ chồng vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì?
-
A. Con cái bất hiếu với cha mẹ.
- B. Con cái yêu thương cha mẹ.
- C. Con cái không tôn trọng cha mẹ.
- D. Con cái tôn trọng cha mẹ.
Câu 15: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
-
A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
- B. Bố mẹ không tôn trọng con.
- C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
- D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.
Câu 16: Gia đình là tế bào của xã hội... cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt.... Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con. Thuộc điều mấy của Hiến pháp 1992
- A. Điều 10
- B. Điều 15
- C. Điều 50
-
D. Điều 64
Câu 17: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?
- A. Cha mẹ và con cái
- B. Anh chị em.
- C. Ông bà và con cháu.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 18: Em hãy thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị, em?
- A. Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn, vất vả và bất hạnh.
- B. Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình bất hạnh, em sẽ bị xã hội lên án.
-
C. A, B đúng
- D. A, B sai
Câu 19: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?
-
A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
- B. Luật Trẻ em.
- C. Luật lao động.
- D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Câu 20: Các hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là?
- A. Nuôi dạy con.
- B. Cho con đi học.
- C. Dạy con học bài.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 21: Lao động sáng tạo là
- A. Tự giác học bài, làm bài.
- B. Đi học và về đúng giờ quy định.
-
C. Cải tiến phương pháp học tập.
- D. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp.
Câu 22: Tại sao phải lao động tự giác và sáng tạo?
- A. Tiếp cận được với sự tiến bộ của nhân loại.
- B. Không hoàn thiện được nhân cách trong học tập.
- C. Không đạt được kết quả cao sinh ra chán nản do vậy dễ bị lôi kéo vào các TNXH ảnh hưởng đến bản thân gia đình và xã hội.
-
D. A, B, C đúng
Câu 23: Câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?
- A. Lao động sáng tạo.
- B. Trung thực.
-
C. Lao động tự giác.
- D. Tiết kiệm.
Câu 24: Những biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo:
- A. Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
- B. Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
- C. Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
-
D. A, C đúng
Câu 25: Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là?
- A. Lao động tự giác.
-
B. Lao động sáng tạo.
- C. Lao động.
- D. Sáng tạo.
Câu 26: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
-
A. Giáo dục và đào tạo.
- B. Kinh tế - xã hội.
- C. Quốc phòng - An ninh.
- D. Khoa học - Kĩ thuật.
Câu 27: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để:
-
A. Đưa đất nước hội nhập với quốc tế
- B. Nước ta sẽ bị lạc hậu
- C. Học hỏi hết tất cả của nước ngoài
- D. Làm nước ta bị mất nền văn hóa riêng
Câu 28: Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?
- A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
- B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
- C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 29: Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?
-
A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.
- B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.
- C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.
- D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.
Câu 30: Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
- A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
- B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
- C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 31: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
-
A. Cử chỉ, hành động, lời nói.
- B. Cử chỉ và lời nói.
- C. Cử chỉ và hành động.
- D. Lời nói và hành động.
Câu 32: Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
-
A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Đứng xem hai bà cãi nhau.
- D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.
Câu 33: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
-
D. Tôn trọng người khác.
Câu 34: Em không đồng tình với phương án nào sau đây:
- A. Tôn trọng người khác cũng là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
-
B. Chỉ nên dành sự tôn trọng cho ai tôn trọng mình
- C. Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi
- D. Tất cả đều đúng
Câu 35: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
- B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
- C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
-
D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
Câu 36: Để được mọi người xung quanh tôn trọng trước hết chúng ta phải:
- A. Học thật giỏi
- B. Thật giàu có
-
C. Tôn trọng người khác
- D. Trở nên nổi tiếng
Câu 37: Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Pháp luật.
-
D. Kỉ luật.
Câu 38: Biểu hiện của pháp luật là?
- A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
- B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
- C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 39: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?
-
A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
- C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
- D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.
Câu 40: Câu ca dao thể hiện tôn trọng pháp luật và kỉ luật
- A. Đất có lề, quê có thói
- B. Phép vua thua lệ làng
- C. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm
-
D. A, B, C