Trắc nghiệm công dân 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm giáo dục công dân 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Phương pháp và công cụ giúp nhà nước quản lí xã hội một cách hiệu quả nhất là

  • A. giáo dục.
  • B. pháp luật.
  • C. đạo đức.
  • D. kế hoạch.

Câu 2: Những hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật?

a. Trộm cắp tài sản của người khác.

b. Phá hoại công trình thủy lợi.

c. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy.

d. Tổ chức hoạt động mại dâm.

e. Lực lượng công binh dùng thuốc nổ để phá đá mở đường.

g. Đánh bạc.

h. Cướp giật, trấn lột tài sản của người khác.

i. Đánh người gây thương tích.

  • A. a, b, c, e, g, h, i.
  • B. a, b, c, d, e, h, i.
  • C. b, c, d, e, g, h, i.
  • D. a, b, c, d, g, h, i.

Câu 3: Pháp luật nước ta thể hiện ý chí của giai cấp …… và nhân dân lao động, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • A. công nhân
  • B. nông dân
  • C. trí thức
  • D. công chức

Câu 4: Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
  • C. Nhân dân Việt Nam.
  • D. Giai cấp công nhân và nhân dân Lao động.

Câu 5: Các quy định của pháp luật mang tính .............................

  • A. Quy phạm
  • B. Quy phạm phổ biến
  • C. Quy phạm đặc thù
  • D. Phổ cập

Câu 6: Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân và ……

  • A. nhân dân lao động.
  • B. giai cấp công nhân.
  • C. giai cấp cầm quyền.
  • D. giai cấp tiến bộ

Câu 7: Pháp luật có những vai trò nào sau đây?

a. Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước.

b. Là công cụ để thực hiện quản lí kinh tế, văn hóa - xã hội.

c. Là công cụ để giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

d. Là công cụ để trấn áp các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

e. Là phương tiện để bảo vệ lợi ích của những người giầu có.

g. Là phương tiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

h. Là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

i. Là phương tiện để bảo đảm công bằng xã hội.

  • A. b, c, d, g, h, i.
  • B. a, b, c, g, h, i.
  • C. a, c, d, g, h, i.
  • D. a, b, c, d, g, h.

Câu 8: Tính bắt buộc của pháp luật thể hiện ở chỗ ai cũng phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định. Đúng hay Sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 9: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

  • A. Tính bắt buộc.
  • B. Tính xác định chặt chẽ.
  • C. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 10: Pháp luật là hệ thống các …… do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.

  • A. Quy tắc.
  • B. Quy tắc xử sự.
  • C. Quy tắc xử sự chung.
  • D. Quy định.

Câu 11: Pháp luật có những đặc điểm nào sau đây?

a. Tính quy phạm chặt chẽ.

b. Tính quy phạm phổ biến.

c. Tính đại chúng.

d. Tính xác định chặt chẽ.

e. Tính rõ ràng về nội dung.

g. Tính cưỡng chế (tính bắt buộc).

h. Tính thuyết phục.

i. Tính giáo dục.

  • A. a, d, h.
  • B. c, g, e.
  • C. a, b, g.
  • D. b, d, g.

Câu 12: Pháp luật mang tính …… vì pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảmthực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước.

  • A. mệnh lệnh
  • B. chặt chẽ
  • C. quy phạm phổ biến
  • D. bắt buộc

Câu 13: Các quy định của pháp luật mang tính .......................................

  • A. Giáo dục
  • B. Gượng ép
  • C. Bắt buộc
  • D. Thuyết phục

Câu 14: Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là:

  • A. Pháp luật.
  • B. Pháp chế.
  • C. Bộ luật.
  • D. Đạo luật.

Câu 15: So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?

  • A. Tính bắt buộc.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính xác định chặt chẽ.
  • D. Không có điểm khác biệt.

Câu 16: Bản chất của pháp luật nước ta biểu hiện ở những nội dung nào sau đây?

a. Thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa.

b. Thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

c. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

d. Thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

e. Thể hiện ý chí của những người soạn thảo luật.

g. Thể hiện tính thuyết phục, giáo dục.

h. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.

i. Thể hiện lợi ích của những người soạn thảo luật.

  • A. c, g, i.
  • B. a, d, e.
  • C. b, d, h.
  • D. a, c, h.
Câu 17: Pháp luật mang tính ............................
  • A. Rõ ràng về nội dung
  • B. Xác định về nội dung
  • C. Xác định chặt chẽ

Câu 18: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?

  • A. Vai trò của pháp luật.
  • B. Bản chất của pháp luật.
  • C. Đặc điểm của pháp luật.
  • D. Khái niệm pháp luật.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM GDCD 8

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ 

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.