Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính liêm khiết:
-
A. Tham làm giàu bằng mọi giá.
- B. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình.
- C. Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- D. Không ham chức tước, quyền lực.
Câu 2: Người sống liêm khiết thường có những đức tính nào sau đây?
- Bất cần.
- Tự trọng.
- Khiêm tốn.
- Tự tin.
- Tiết kiệm.
- Siêng năng.
- Tự lập.
- Kiêu ngạo.
- Trung thực.
-
A. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9.
- B. 1, 3, 4, 5, 6, 8, 9.
- C. 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 9.
Câu 3: Hành vi không thể hiện tính liêm khiết là:
- A. Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao.
-
B.Làm bất cứ việc gì để đạt mục đích.
- C.Mong muốn làm giàu bằng khả năng của mình.
- D.Săn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
Câu 4: Muốn học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?
- A. Cô V là người trung thực.
- B. Cô V là người thẳng thắn.
-
C. Cô V là người sống trong sạch.
- D. Cô V là người ham tiền của.
Câu 5: Em rèn tính liêm khiết trong học tập là:
- A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi
- B. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình
- C. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: "Giấy rách phải giữ lấy lề" nói về đức tính nào?
-
A. Liêm khiết.
- B. Trung thực.
- C. Tiết kiệm.
- D. Cần cù.
Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết
- A. Cây ngay không sợ chết đứng.
- B. Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết nói như người giàu sang
- C. Áo rách, cốt cách người thương
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là:
- A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt được mục đích.
- B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.
- C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.
-
D. Làm giàu đúng đắn bằng chính khả năng và sức lao động của mình.
Câu 9: Câu tục ngừ thể hiện tính liêm khiết là:
-
A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
- B. Ăn một miếng, tiếng một đời.
- C.Của vào nhà quan như than vào lò.
- D.Ăn ngập mặt ngập mũi.
Câu 10: Những trường hợp nào sau đây trái với lối sống liêm khiết?
- Nhặt được của rơi, trả lại cho người bị đánh mất.
- Tìm mọi cách biến tài sản của tập thể thành của riêng.
- Làm giầu bằng bất cứ giá nào.
- Chỉ nhận những gì do công sức của mình làm ra.
- Bạn A tặng quà sinh nhật cho bạn B.
- Bạn C lấy tiền quỹ lớp tiêu xài cho bản thân.
- Con cháu tặng quà ông bà.
- Nhìn bài của bạn khi thi.
- Quyên góp tiền giúp đỡ người nghèo.
- Sống dựa dẫm, núp bóng người khác
- A. 1, 3, 6, 8, 10.
-
B. 2, 3, 6, 8, 10.
- C. 2, 3, 5, 8, 10.
- D. 2, 4, 6, 8, 10.
Câu 11: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em lên làm như thế nào?
-
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
- B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
- C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.
- D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.
Câu 12: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?
-
A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
- D. Khiêm tốn.
Câu 13: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính:
- A.Trung thực, siêng năng kiên trì
- B.Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị
- C.Khoan dung
-
D.Tất cả đáp án trên
Câu 14: Hành vi không thể hiện tính liêm khiết là:
- A. Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao.
-
B. Làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích.
- C. Mong muốn làm giàu bằng khả năng của mình.
- D. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
Câu 15: Hành vi thể hiện con người không liêm khiết là:
- A. Luôn làm giàu bằng tài năng của mình
- B. Không nhận hối lộ của ngưòi khác.
-
C. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp để đạt được mục đích.
- D. Đấu tranh chống quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử.
Câu 16 : Sống liêm khiết sẽ mang lại cho chúng ta và xã hội những lợi ích nào sau đây?
- Giúp chúng ta sống thanh thản, tự tin.
- Nhận được sự quý trọng của những người xung quanh.
- Chịu thiệt thòi so với những người khác.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
- Giúp chúng ta trở nên nổi tiếng.
- Nhận được sự tin cậy của những người xung quanh.
- Bị những người xung quanh cô lập, xa lánh.
- Chúng ta sẽ có thêm nhiều bạn tốt.
-
A. 1, 2, 4, 6, 8.
- B. 2, 4, 6, 7, 8.
- C. 1, 3, 4, 6, 8.
- D. 1, 2, 3, 6, 8.
Câu 17: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính liêm khiết:
-
A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi.
- B. Muốn được việc phải chịu tốn kém, quà cáp.
- C. Nhặt được của rơi tạm thời bỏ túi.
- D. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn có lợi cho mình
Câu 18: Tình huống nào sau đây thể hiện tính liêm khiết?
a. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi.
b. Không tham làm giàu.
c. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình.
d. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn có lợi cho mình.
e. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất.
f. Muốn được việc phải chịu tốn kém, quà cáp.
- A.a, b,c, e
-
B.a, c, e
- C.a, d, c, e, f
- D.b, c, a, e