Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của con, cháu

  • A. Cấm ngược đãi và có hành vi xúc phạm ông bà, cha mẹ.
  • B. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà
  • C. Chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt là những khi cha mẹ, ông bà đau ốm, bệnh tật
  • D.  Cả 3 đáp án trên đúng

Câu 2: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy: 

  • A. Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
  • B. Điều 34  Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
  • C. Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
  • D. Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

Câu 3:  Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

  • A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
  • B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.
  • C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
  • D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em.

Câu 4: Theo Điều 34 thì: 

  • A. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
  • B. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con
  • C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên
  • D. B, C đúng

Câu 5: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
  • B. Anh, em phải trung thực với nhau.
  • C. Anh, em phải lo cho nhau.
  • D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 6: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

  • A. Làm những việc vừa sức với mình.
  • B. Chủ động học hỏi những điều không biết.
  • C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 7: Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:

  • A. Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
  • B. Ngại khó, ngại khổ.
  • C. Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.
  • D. A, B, C đúng

Câu 8: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động nói đến?

  • A. Lao động sáng tạo.
  • B. Lao động tự giác.
  • C. Lao động.
  • D. Sáng tạo.

Câu 9: Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập.

  • A. Đem lại kết quả học tập kém
  • B. Sống ỷ lại vào bố mẹ
  • C. Bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng
  • D. A, B, C đúng

Câu 10: Các hoạt động thể hiện lao động sáng tạo là?

  • A. Đổi mới phương pháp học tập
  • B. Học trên mạng.
  • C. Học thông qua bài hát tiếng anh.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 11: Các hoạt động thể hiện không có tính tự lập là?

  • A. Nhờ bạn chép bài hộ.
  • B. Ở nhà chơi, xin tiền bố mẹ đi lấy vợ.
  • C. Tự giặt quần áo của mình.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 12: Em hãy nêu biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.

  • A. Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.
  • B. Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.
  • C. Tự giặt quần áo.
  • D. A, B, C đúng

Câu 13: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là?

  • A. Trung thành.
  • B. Trung thực.
  • C. Tự lập.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 14: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

  • A. Tự lập.
  • B. Tự chủ.
  • C. Tự tin.
  • D. Dũng cảm.

Câu 15: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?

  • A. Thành công trong cuộc sống.
  • B. Mọi người kính trọng.
  • C. Trưởng thành hơn.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 16: Ý nghĩa xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là

  • A. Làm mất đoàn kết giữa hàng xóm với nhau
  • B. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh. 
  • C. Tệ nạn ngày càng phổ biết 
  • D. Không giữ vững trật tự an ninh

Câu 17: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây.

  • A. An có thói quen vứt rác ra đầu hẽm vì không ai biết
  • B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố
  • C. Cô giáo tổ chức cho các em học sinh trồng hoa trên đường làng
  • D. Công an khu vực xử phạt nghiêm những thanh niên tụ tập nhậu nhẹt trong xóm

Câu 18: Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là?

  • A. Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội.
  • B. Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.
  • C. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 19: Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư? 

  • A. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm
  • B. Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm
  • C. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường
  • D. Cả A, B, C

Câu 20: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Làm cho cuộc sống bình yên.
  • B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  • C. Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 21: Câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần nói đến điều gì?

  • A. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng.
  • B. Xây dựng gia đình văn hóa.
  • C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • D. Xây dựng nếp sống văn minh.

Câu 22: Biểu hiện cụ thể của cộng đồng dân cư là?

  • A. Làng.
  • B. Thôn.
  • C. Tổ dân phố. 
  • D. Cả A, B, C.

Câu 23: Biểu hiện của nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: 

  • A. Tụ tập uống rượu say, đánh bạc vào ngày lễ tết.
  • B. Để người chết trong nhà nhiều ngày mới đem chôn.
  • C. Quét dọn đường phố sạch sẽ
  • D. Mọi người có thói quen vứt rác ở 1 gốc phố 

Câu 24: Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung được gọi là?

  • A. Dân tộc.
  • B. Cộng đồng dân cư.
  • C. Cộng đồng.
  • D. Dân số.

Câu 25: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư học sinh cần phải làm gì?

  • A. Tránh các việc làm xấu.
  • B. Tham gia những hoạt động vừa sức.
  • C. Bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 26: Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

  • A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
  • B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
  • C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
  • D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Câu 27: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện lối sống có văn hóa.
  • B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.
  • C. Thể hiện lối sống thực dụng.
  • D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Câu 28: Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng nhất.

Tôn trọng người khác là sự thể hiện………..của con người

  • A. Đức tính nhường nhịn
  • B. Sự chịu đựng
  • C. Việc tự hạ thấp mình
  • D. Lối sống có văn hóa

Câu 29: Biểu hiện tôn trọng người khác là?

  • A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.
  • B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
  • C. Giúp đỡ người khuyết tật.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 30: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

  • A. Cử chỉ, hành động, lời nói.
  • B. Cử chỉ và lời nói.
  • C. Cử chỉ và hành động.
  • D. Lời nói và hành động.

Câu 31: Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ?

  • A. Liêm khiết
  • B. Tôn trọng lẽ phải
  • C. Tôn trọng pháp luật
  • D. Giữ chữ tín

Câu 32: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

  • A. Tôn trọng lẽ phải.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Khiêm tốn

Câu 33: Lẽ phải là gì?

  • A. Là những điều được coi là đúng đắn 
  • B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội 
  • C. Là những điều được coi là phù hợp
  • D. Là những lợi ích chung của xã hội

Câu 34: Đâu là biểu hiện tích cực

  • A. Luôn tham gia đúng giờ
  • B. Bị bạn bè lôi kéo 
  • C. Lo lắng đến công việc được phân công 
  • D. Tham gia vì thấy có lợi ích cho bản thân mình

Câu 35: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?

  • A. Ủng hộ người nghèo.
  • B. Trồng cây để bao vệ môi trường.
  • C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 36: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

  • A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
  • B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
  • C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
  • D. Hô thật to là có trộm

Câu 37: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

  • A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
  • B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
  • C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 38: Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

  • A. Cô V là người trung thực.
  • B. Cô V là người thẳng thắn.
  • C. Cô V là người sống trong sạch.
  • D. Cô V là người ham tiền của.

Câu 39: "Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống ..., không hám danh, ...không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ."

  • A. Đơn giản, hám lợi
  • B. Trong sạch, hám lợi
  • C. Giản dị, mưu lợi
  • D. Trung thực, hám lợi

Câu 40: Biểu hiện của không liêm khiết là?

  • A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.
  • B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.
  • C. Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân.
  • D. Cả A, B, C.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM GDCD 8

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ 

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.