Câu 1: Theo Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai làm chủ?
-
A. Nhân dân.
- B. Quốc hội.
- C. Chính phủ.
- D. Nhà nước.
Câu 2: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo
- A. Luật Hành chính.
- B. Sự hướng dẫn của Chính phủ.
-
C. Trình tự, thủ tục đặc biệt.
- D. Đa số.
Câu 3: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
-
A. Ít nhất 2/3.
- B. 1/3.
- C. Ít nhất 1/3.
- D. 2/3.
Câu 4: Những nội dung cơ bản nào sau đây được quy định trong hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
a. Chế độ kinh tế.
b. Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh - quốc phòng.
c. Các hình phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
d. Tổ chức bộ máy nhà nước.
e. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
g. Chế độ chính trị.
h. Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô và ngày Quốc khánh.
i. Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.
-
A. a, b, d, e, g, h, i.
- B. a, b, c, d, g, h, i.
- C. b, c, d, e, g, h, i.
- D. a, b, e, g, h, i.
Câu 5:Trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, Hiến pháp nước ta quy định công dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?
a. Quyền và nghĩa vụ học tập.
b. Quyền xây dựng nhà ở.
c. Quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế.
d. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
e. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
g. Nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh.
h. Quyền tham gia các hoạt động văn hóa.
i. Quyền tự do ngôn luận.
- A. a, c, e, g, h, i.
- B. b, c, e, g, h, i.
- C. a, b, c, d, e, h, i.
-
D. a, b, c, d, g, h. i.
Câu 6: Theo Hiến pháp năm 2013, nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội bằng gì?
- A. Pháp luật.
- B. Hiến pháp.
-
C. Hiến pháp và pháp luật.
- D. Chủ trương, đường lối chính sách của Đảng.
Câu 7: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?
-
A. Chương II.
- B. Chương I.
- C. Chương III.
- D. Chương IV.
Câu 8: Trong Hiến pháp năm 1992 của nước ta, công dân có những nghĩa vụ cơ bản nào sau đây ?
a. Học tập, lao động
b. Chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
c. Thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng
d. Nghiên cứu khoa học
e. Bảo vệ Tổ quốc
g. Làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân
h. Tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
i. Giữ gìn bí mật quốc gia
k. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
l. Đóng thuế và lao động công ích
m. Tuân theo Hiến pháp, pháp luật
n. Trung thành với Tổ quốc
- A. a, b, c, d, g, h, i, k, l, n
- B. a, b, c, d, e, h, i, k, l, n
- C. b, c, e, g, h, i, k, l, m, n
-
D. a, b, c, e, g, h, i, k, l, n
Câu 9: Điều 19 - Hiến pháp nước ta quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Quy định này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
- A. Tính xác thực về hình thức.
- B. Tính lôgic về nội dung.
-
C. Tính quy phạm phổ biến.
- D. Tính chuẩn mực vùng miền
Câu 10: Hiến pháp nước ta quy định trong lĩnh vực chính trị, công dân có những quyền, nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?
a. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
b. Quyền hội họp, lập hội.
c. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc anh em.
d. Quyền bình đẳng nam nữ.
e. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
g. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước.
h. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam.
i. Nghĩa vụ lao động công ích.
- A. a, b, c, d, e, i.
- B. a, c, e, g, h, i.
-
C. a, c, d, e, g, h.
- D. b, c, d, g, h, i.
Câu 11: Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất; Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý được quy đinh ở đâu trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Điều 117.
- B. Điều 118.
-
C. Điều 119.
- D. Điều 120.
Câu 12: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính xác định chặt chẽ vê mặt hình thức
-
B. Tính quy phạm phổ biến
- C. Tính quyền lực, bắt buộc chung
- D. Tính nhân văn, cao cả
Câu 13: Tổ chức nào sau đây có vai trò tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội?
-
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- B. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- C. Công đoàn Việt Nam.
- D. Hội nông dân Việt Nam.
Câu 14: Những quyền cơ bản nào sau đây được quy định trong Hiến pháp năm 1992 của nước ta?
a. Quyền tự do ngôn luận.
b. Quyền tự do báo chí.
c. Bảo vệ Tổ quốc.
d. Tuân theo Hiến pháp, pháp luật.
e. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc anh em.
g. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
h. Quyền khiếu nại và tố cáo.
i. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
A. a, b, c, e, g, h, i.
- B. a, b, c, d, e, g, h.
- C. a, b, c, d, g, h, i.
- D. a, c, d, e, g, h, i.
Câu 15: Hiến pháp của nước ta hiện nay gồm có bao nhiêu chương, điều?
-
A. 11 chương và 120 điều.
- B. 10 chương và 150 điều.
- C. 14 chương và 127 điều.
- D. 15 chương và 110 điều.
Câu 16: Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lí cho tất cả các
- A. Ngành kinh tế.
-
B. Ngành luật.
- C. Văn bản.
- D. Hoạt động.
Câu 17: Trong lĩnh vực kinh tế, Hiến pháp nước ta quy định công dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?
a. Quyền tự do kinh doanh.
b. Quyền sở hữu tài sản.
c. Quyền xây dựng nhà ở.
d. Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
e. Nghĩa vụ đóng thuế.
g, Quyền và nghĩa vụ lao động.
h. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
i. Nghĩa vụ lao động công ích.
- A. b, c, e, g, h, i.
- B. b, e, g, h, i.
- C. a, b, c, d, e, h.
-
B. a, b, d, e, g, h.
Câu 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi từ bản Hiến pháp nào?
- A. 1946.
- B. 1959.
-
C. 1980.
- D. 1992