Trắc nghiệm công dân 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm giáo dục công dân 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại thường dẫn đến những hậu quả nào sau đây ?

a. Tệ nạn xã hội

b. Con người bị tàn phế, mất khả năng lao động

c. Gây tổn thất về tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội

d. Mất trận tự an ninh ở công cộng

e. Bị pháp luật xử lí

g. Chết người

h. Thất nghiệp

i. Bị mọi người xa lánh

  • A. b, c, d, g
  • B. a, b, h, g
  • C. c, d, e, i
  • D. a, c, d, h

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

"Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những .............do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra".

  • A. Tình huống
  • B. Nguy cơ
  • C. Tai Nạn
  • D. Bệnh tật

Câu 3: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào sau đây?

a. Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

b. Báo cho những người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

c. Vận động bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định về phòng ngừa vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

d. Sản xuất, tàng trữ, mua bán và đốt pháo nổ.

e. Không chơi nghịch với vũ khí, bom, mìn hoặc vật liệu nổ.

g. Không cưa bom, mìn, đạn để lấy thuốc súng, sắt phế liệu.

h. Không đốt lửa ở gần khu vực để xăng, ga và các chất dễ cháy.

i. Nhà nước bắt pháo hoa những dịp lễ tết.

  • A. a, b, c, d, e, g.
  • B. a, b, c, e, g, h.
  • C. a, c, e, g, h, i.
  • D. b, d, e, g, h, i.

Câu 4: "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy" là ngày nào?

  • Ngày 10 tháng 4 hàng năm.
  • Ngày 14 tháng 10 hàng năm.
  • Ngày 14 tháng 4 hàng năm.
  • Ngày 4 tháng 10 hàng năm.

Câu 5: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?

  • A. Tổ chức phản động.
  • B. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.
  • C. Công ty tư nhân.
  • D. Cá nhân.

Câu 6: Nhà nước nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?

a. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các chất nổ, chất cháy.

b. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí.

c. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

d. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng xăng, dầu, ga.

e. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các chất phóng xạ.

g. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các chất độc hại.

h. Chế tạo, mua bán, chiếm đoạt vũ khí quân dụng.

i. Sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác.

  • A. b, c, d, e, g, h.
  • B. a, c, d, e, h, i.
  • C. a, b, c, d, e, g.
  • D. a, b, e, g, h, i.

Câu 7: Hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam sẽ bị xử phạt:

  • A. Phạt 100. 000. 000 đồng đến 1. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
  • B. Phạt tiền từ 1. 000. 000. 000 đồng đến 3. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • C. Phạt tiền từ 100. 000. 000 đồng đến 1. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • D. Phạt tiền từ 1. 000. 000. 000 đồng đến 3. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Câu 8: Những hành vi nào sau đây cần phải tránh?

a. Hút thuốc vứt tàn thuốc ra xung quanh.

b. Đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch.

c. Đốt nương làm rẫy.

d. Cưa bom, mìn để lấy thuốc nổ.

e. Cho người khác mượn vũ khí do mình quản lí.

g. Thắp hương gần các vật liệu dễ cháy.

h. Nổ mìn phá đá để mở đường giao thông.

i. Dùng mìn, thuốc nổ để đánh bắt cá.

  • A. c, d, e, h, i.
  • B. a, b, c, d, e, g, i.
  • C. a, b, c, d, e, g, h.
  • D. b, c, d, g, h, i.

Câu 9: Trong dịp tết Nguyên Đán, nhà ông T đã mua 6 kg pháo về để bắn vào đêm giao thừa. Hành vi của gia đình ông T sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • A. Phạt 100. 000. 000 đồng đến 1. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm .
  • B. Phạt tiền từ 1. 000. 000. 000 đồng đến 3. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • C. Phạt tiền từ 100. 000. 000 đồng đến 1. 000. 000. 000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • D. Phạt tiền từ 1. 000. 000. 000 đ

Câu 10: Nghiêm cấm các hành vi tàng trữ, vận chuyển, sản xuất và đốt pháo nổ nhằm đảm bảo

  • A. an ninh chính trị của đất nước
  • B. trật tự, an toàn cho công dân
  • C. an toàn xã hội
  • D. an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội

Câu 11: Theo em, những hành vi/ việc làm nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

a. Cưa bom, đạn pháp chưa nổ để lấy thuốc nổ.

b. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ.

c. Đốt rừng trái phép.

d. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

e. Cho người khác mượn vũ khí.

g. Báo cháy giả.

  • A. a, b, c, d.
  • B. b, c, d, e.
  • C. a, b, e, g.
  • D. a, d, e, g.

Câu 12: Để phòng ngừa cháy, nổ, các chất độc hại ở gia đình mọi người cần:

  • A. Khóa ga sau khi nấu xong.
  • B. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
  • C. Không sử dụng các loại thực phẩm nhiễm hóa chất để chế biến món ăn.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  • A. Sản xuất, tàng trữ chất ma túy.
  • B. Trồng cây có chứa chất ma túy.
  • C. Tuyên truyền phòng chống mại dâm.
  • D. A và B

Câu 14: Những hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật?

a. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người.

b. Cố ý gây cháy, nổ làm thiện hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

c. Cố ý gây cháy, nổ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, an nình và trật tự an toàn xã hội.

d. Đốt lửa để sưởi ấm vào mùa đông.

e, Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

g. Chống lại người thi hành làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy.

h. Làm hư hỏng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

i. Báo cháy giả.

  • A. a, b, c, d, g, h, i.
  • B. b, c, d, e, g, h, i.
  • C. a, b, c, e, g, h, i.
  • D. a, b, d, e, g, h, i.

Câu 15: Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra, Nhà nước đã có biện pháp nào sau đây?

  • A. Đưa ra những quy định cụ thể.
  • B. Ban hành luật phòng cháy và chữa cháy.
  • C. Ban hành Hiến pháp.
  • D. Ban hành luật an ninh, trật tự xã hội.

Câu 16: Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?

  • A. 10 triệu đến 200 triệu đồng.
  • B. 10 triệu đến 50 triệu đồng.
  • C. 10 triệu đến 20 triệu đồng.
  • D. 10 triệu đến 100 triệu đồng.

Câu 17: Số điện thoại của cảnh sát phòng cháy chữa cháy là?

  • A. 119.
  • B. 115.
  • C. 113.
  • D. 114.

Câu 18: Những nguyên nhân nào sau đây thường dẫn đến tai nạn cháy nổ?

a. Do sơ suất, bất cẩn khi dùng lửa.

b. Do chập điện và các sự cố kĩ thuật.

c. Vô ý ném tàn thuốc lung tung.

d. Sử dụng thuốc trừ sâu.

e. Hoá chất gặp nhiệt độ cao gây cháy.

g, Sét đánh.

h. Đào bới, rà sắt phế liệu trúng mìn, đạn gây nổ.

i. Cưa bom, đạn lấy thuốc nổ và sắt phế liệu.

  • A. c, d, e, g, h, i.
  • B. b, c, d, g, h, i.
  • C. a, b, c, e, g, h, i.
  • D. a, b, c, d, g, h, i.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM GDCD 8

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ 

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.