CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với:
- A. Lào.
- B. Biển Đông.
- C. Đồng bằng sông Hồng.
-
D. Tây Nguyên.
Câu 2: Gió Lào ở Bắc Trung Bộ thực chất là hiện tượng gió:
-
A. phơn.
- B. đất biển.
- C. mậu dịch.
- D. mùa đông bắc.
Câu 3: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng là:
- A. đèo Ngang.
- B. dãy núi Bạch Mã.
-
C. dãy núi Tam Điệp.
- D. Sông Mã.
Câu 4: Trong tổng diện tích đất có rừng của vùng Bắc Trung Bộ, loại rừng nào sau đây có diện tích lớn nhất?
- A. Sản xuất.
-
B. Phòng hộ.
- C. Ngập mặn.
- D. Đặc dụng.
Câu 5: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì?
-
A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.
- B. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị phía Tây.
- D. Nguồn lao động dồi dào tập trung ở phía Tây.
Câu 6: Ngành kinh tế nào ở Bắc Trung Bộ được chú trọng phát triển nhất?
- A. Kinh tế công nghiệp.
-
B. Kinh tế biển.
- C. Kinh tế lâm nghiệp.
- D. Kinh tế nông nghiệp.
Câu 7: Hầu hết các tỉnh ở Bắc Trung Bộ nuôi loài vật nào?
- A. Trâu và bò.
- B. Dê và cừu.
-
C. Lợn và gia cầm.
- D. Trâu và lợn.
Câu 8: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là:
-
A. lạc, mía, thuốc lá.
- B. lạc, đậu tương, đay, cói.
- C. dâu tằm, lạc, cói.
- D. lạc, dâu tằm, bông, cói.
Câu 9: Bắc Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?
- A. 5.
-
B. 6.
- C. 7.
- D. 8.
Câu 10: Loại đất nào chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ?
- A. Đất phèn.
- B. Đất xám.
-
C. Đất cát pha.
- D. Đất mặn.
Câu 11: Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ là:
-
A. Nghệ An.
- B. Thanh Hóa.
- C. Hà Tĩnh.
- D. Thừa Thiên - Huế.
Câu 12: Phát biểu nào không phải là đặc điểm tự nhiên của Bắc Trung Bộ?
- A. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
- B. Từ Tây sang Đông các tỉnh trong vùng đều có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
-
C. Đồng bằng tập trung ở phía Tây, đồi núi tập trung ở phía Đông.
- D. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Câu 13: Diện tích rừng giàu của Bắc Trung Bộ hiện nay chủ yếu tập trung ở đâu?
-
A. Vùng núi biên giới Việt - Lào.
- B. Vùng đồi núi thấp.
- C. Đồng bằng ven biển.
- D. Các đảo gần bờ.
Câu 14: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn nhất trong vùng Bắc Trung Bộ là:
-
A. crôm, thiếc, sắt, đá vôi.
- B. crôm, thiếc, đá vôi, đồng.
- C. đá vôi, thiếc, apatit, kẽm.
- D. dầu khí, than, đá vôi.
Câu 15: Vì sao lũ ở vùng Bắc Trung Bộ thường lên rất nhanh?
- A. Nhiều con sông lớn, lương mưa lớn quanh năm.
-
B. Sông ngòi ngắn, dốc kết hợp mưa lớn tập trung.
- C. Vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng, khó thoát nước.
- D. Sông ngòi có dạng lông chim nên nước ở các nhánh sông tập trung nhanh.
Câu 16: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ là gì?
- A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây.
-
B. Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước láng giềng.
- C. Phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
- D. Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu quốc tế.
Câu 17: Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần làm gì?
- A. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
- B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
-
C. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải.
- D. Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
Câu 18: Các nhà máy xi măng lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ là:
- A. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp.
-
B. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn.
- C. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hoàng Thạch.
- D. Bỉm Sơn, Tam Điệp, Yên Bình.
Câu 19: Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu của vùng đồng bằng ven biển phía đông Bắc Trung Bộ là gì?
- A. Đem lại lượng mưa lớn vào đầu mùa hạ.
- B. Đem lại một mùa đông lạnh, ít mưa.
-
C. Gây hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.
- D. Phân hóa mưa – khô sâu sắc giữa lãnh thổ phía bắc và phía Nam.
Câu 20: Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành làm gì?
- A. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
-
B. Trồng rừng phi lao chắn cát ven biển.
- C. Đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.
- D. Xây dựng hệ thống đê biển.