Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng

<p style="text-align: justify;">Bộ câu hỏi và<strong>&nbsp;Trắc nghiệm&nbsp;</strong><strong>Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối&nbsp;tri thức </strong>bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng&nbsp;<strong>có đáp án.</strong> Học sinh luyện tập bằng cách <strong>chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi</strong>. Dưới cùng của bài trắc nghiệm,<strong> có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình</strong>. Kéo xuống dưới để bắt đầu.</p>

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Suy thoái tài nguyên rừng không gây ra

  • A. biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozone.
  • B. suy giảm đa dạng sinh học
  • C. suy thoái đất canh tác.
  • D. giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Nhiệm vụ của toàn dân trong bảo vệ rừng là

  • A. tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng trong địa bàn.
  • B. thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định.
  • C. tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
  • D. bảo vệ rừng của mình, xây dựng và thực hiện phương án, biện oháp bảo vệ  hệ sinh thái rừng.

Câu 3: Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của ai?

  • A. Toàn dân.
  • B. Chủ rừng.
  • C. Lãnh đạo các cấp, các ngành.
  • D. Tất cả mọi người, tất cả quốc gia trên thế giới.

Câu 4: Việc khai thác rừng phải được thực hiện theo

  • A. công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm.
  • B. quy định của từng địa phương.
  • C. đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
  • D. chủ khu rừng chỉ đạo, làm sao để sản lượng lâm sản thu được tối đa.

Câu 5: Thực trạng trồng và chăm sóc rừng ở nước ta trong các năm gần đây là

  • A. diện tích rừng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra, chủ yếu phục vụ kinh tế không phải phòng hộ , đặc dụng.
  • B. diện tích rừng tăng đáng kể đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, chủ yêu là các rừng phòng hộ.
  • C. diện tích rừng tăng vượt mục tiêu đề ra, rừng kinh tế hay rừng phòng hộ đều được trú trọng.
  • D. diện tích rừng giảm, các rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề, rừng kinh tế cũng không được trú trọng.

Câu 6: Duy trì diện tích rừng và tài nguyên rừng phù hợp giúp

  • A. suy giảm diện tích đất canh tác.
  • B. điều hoà không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các thiên tai.
  • C. suy giảm đa dạng sinh học.
  • D. thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Câu 7: Vì sao sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng hoặc tái sinh rừng?

  • A. Để duy trì cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
  • B. Để tránh bạc màu đất.
  • C. Để bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • D. Để tăng thu nhập cho người dân.

Câu 8: Cần ưu tiên và tăng cường trồng, chăm sóc hơn nữa đối với những loại rừng

  • A. rừng sản xuất.
  • B. rừng phòng hộ.
  • C. rừng sản xuất và rừng đặc dụng.
  • D. rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Câu 9: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

  • A. Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tổ chức truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
  • B. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình, xây dựng được phương án, biênh pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
  • C. Toàn dân phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
  • D. Sau khi khai thác rừng không cần triển khai nhanh chóng việc trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng, cần để đất có thời gian nghỉ 3-5 năm.

Câu 10: Đâu không phải thực trạng bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng?

  1. Hoạt động săn bắt, vận chuyển, mua bán, sử dụng động, thực vật hoang dã quý hiếm được kiểm soát.
  2. Xây dựng thêm các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
  3. Chuyển đổi được nhiều diện tích rừng phòng hộ thành rừng sản xuất.
  4. Tăng cường hoạt động trồng cây xanh để bảo vệ rừng.
  5. Hiện tượng cháy rừng nạn chặt phá rừng và khai thác rừng trái quy định ngày một tăng.
  • A. (1), (2), (4).
  • B. (2), (4), (5).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (3), (4), (5)

Câu 11: Cho các nhiệm vụ sau:

  1. Tuyên truyền phổ biến giáo dụ pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
  2. Tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng.
  3. Khai thác trái phép lâm sản, thú rừng quý hiếm.
  4. Tổ chức phòng trừ sinh vật gây hại rừng ở địa phương.
  5. Tuyên truyền khẩu hiệu đốt rừng làm rẫy cho nhân dân.
  6. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
  7. Xử lí vi phạm hình sự trong lĩnh vực quản lý.

Số nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 12: Được mệnh danh là Kỳ lân châu Á, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. Nạn phá rừng và các bẫy thú là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sao la.

“Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe doạ. Nếu chúng ta có thể cứu Sao la, chúng ta sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang lại, ví dụ như nguồn nước ngọt mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào chẳng hạn. Do đó, đây không chỉ đơn thuần là bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng và tất cả những gì mà loài Sao la đại diện.” 

TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam

slider slider

Theo em, biện pháp nào sau đây là biện pháp tốt nhất để bảo tồn Sao la ?

  • A. Mở rộng diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
  • B. Tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy chữa cháy rừng.
  • C. Nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, vận chuyển, mua bán, sử dụng động, thực vật hoang dã, quý hiếm.
  • D. Xây dựng các khu bảo tồn và nhân giống sao la.

Câu 13: Trầm hương tên quốc tế tiếng anh là Agarwood, là phần gỗ trong cây dó bầu bị nhiễm chất dầu trầm hương. Sự tạo trầm trong tự nhiên của cây dó là quá trình biến đổi của các phần tử gỗ do tác động bệnh lý tạo nên các vết thương hở bị nhiễm các khuẩn, nấm… ở ngoài môi trường tạo nên kích ứng bảo vệ tạo ra trầm hương.

Với giá trị cao của trầm kèm theo việc quản lý lỏng lẻo nên bị khai thác một cách triệt để và ngày càng hiếm.

Theo em, làm thế nào để bảo vệ và vừa khai thác bền vững trầm hương?

  • A. Khuyến khích người dân khai thác trầm hương tự nhiên trong rừng.
  • B. Nghiêm cấm các hành vi khai thác trầm hương trong cộng đồng.
  • C. Hướng dẫn cách trồng và khuyến khích trồng dó bầu lấy trầm hương cho người dân.
  • D. Nghiêm cấm các hành vi buôn bán trầm hương. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Công nghệ 12 lâm nghiệp kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Công nghệ 12 lâm nghiệp kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.