Câu 1: Đâu không phải lý do dẫn đến việc thay nước ao sau mỗi vụ nuôi thuỷ sản?
- A. Phòng ngừa dịch bệnh.
- B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen.
- C. Cung cấp chất dinh dưỡng.
-
D. Nước ao sau khi thay trong hơn.
Câu 2: Mật độ của các cây thuỷ sinh quá cao sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- A. Tăng lượng vi sinh vật gây hại cho con nuôi.
-
B. Cạnh tranh oxygen hoà tan với thủ sản, các thực vật bao phủ bề mặt nước ngăn cản oxygen khuếch tán vào nước.
- C. Cạnh tranh thức ăn và oxygen của con nuôi.
- D. Tăng ô nhiễm nguồn nước.
Câu 3: Có thể xử lý chất thải nuôi thuỷ sản bằng cách
- A. xả trực tiếp ra môi trường.
- B. thu gom cơ học.
-
C. dùng các chế phẩm vi sinh, enzyme để hỗ trợ chuyển hoá hoặc thu gom cơ học.
- D. dùng chlorine để trử trùng.
Câu 4: Hệ thống nâng nhiệt, chiếu đèn hoặc sục khí được sử dụng khi
- A. nhiệt độ tăng cao.
-
B. nhiệt độ giảm thấp.
- C. độ mặn cao.
- D. độ pH cao.
Câu 5: Hệ thống mái che hoặc bổ sung nước được sử dụng khi
-
A. nhiệt độ tăng cao.
- B. nhiệt độ giảm thấp.
- C. độ mặn cao.
- D. độ pH cao.
Câu 6: Yếu tố thuỷ lí của nguồn nước trong quá trình nuôi là
-
A. nhiệt độ, độ trong của nước.
- B. pH.
- C. rong, rêu.
- D. độ mặn, vi sinh vật.
Câu 7: Bước đầu tiên trong thí nghiệm xác độ mặn, pH, hàm lượng oxygen hoà tan của nước là
- A. đo các chỉ tiêu.
- B. đọc kết quả.
- C. chuẩn bị tiêu bản.
-
D. khởi động thiết bị đo.
Câu 8: Môi trường nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam hiện tại phân ra mấy nguồn nước chính?
- A. 5.
- B. 4.
- C. 3.
-
D. 2.
Câu 9: Thiết bị trong hình dưới đây dùng đo thông số gì của nước?
- A. Độ mặn, tảo và oxygen hoà tan.
- B. Độ mặn, vi sinh vật, NH3 hoà tan.
- C. Độ mặn, pH, NH3 hoà tan.
-
D. Độ mặn, pH, oxygen hoà tan.
Câu 10: Ta xác định sinh vật phù du trong nước bằng dụng cụ thí nghiệm nào?
- A. Kính lúp.
- B. Lam kính.
-
C. Kính hiển vi quang học.
- D. Kính thiên văn.
Câu 11: Yếu tố quan trọng đầu tiên của môi trường nuôi thuỷ sản là
-
A. nguồn nước.
- B. nhiệt độ.
- C. thức ăn.
- D. thổ nhưỡng.
Câu 12: Đâu không phải vai trò của quản lí môi tường nuôi thuỷ sản?
- A. Duy trì điều kiện sống ổn định phù hợp cho động vật thuỷ sản sinh trưởng, phát triển.
-
B. Tăng chi phí xử lí ô nhiễm môi trường trong nuôi thuỷ sản.
- C. Ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
- D. Hạn chế các tác động xấu đến sức khoẻ con người.
Câu 13: Quản lý nguồn nước trong quá trinh nuôi gồm bao nhiêu yếu tố?
- A. 2.
- B. 3.
-
C. 4.
- D. 5.
Câu 14: Các yếu tố thuỷ hoá không bao gồm
- A. độ mặn.
-
B. vi sinh vật.
- C. pH.
- D. hàm lượng oxygen hoà tan.
Câu 15: Các yếu tố thuỷ sinh không bao gồm
-
A. nhiệt độ.
- B. rong, rêu.
- C. tảo.
- D. cây trồng ven bờ.