Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 2 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi

  • A. tàng trữ ma túy.
  • B. tổ chức bài bạc.
  • C. tổ chức mại dâm.
  • D. tổ chức vui chơi lành mạnh cho học sinh.

Câu 2: Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì?

  • A. Lãng phí, thừa thãi.
  • B. Cần cù, siêng năng.
  • C. Trung thực, thẳng thắn.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 3: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

  • A. Dễ cáu gắt, tức giận.
  • B. Cơ thể tràn đầy năng lượng.
  • C. Luôn cảm thấy vui vẻ.
  • D. Thích trò chuyện cùng mọi người.

Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây?

  • A. Cha mẹ với con cái.
  • B. Ông bà và con cháu.
  • C. Anh chị em với nhau.
  • D. Giáo viên với học sinh.

Câu 5: Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là

  • A. ép buộc con làm theo ý mình. 
  • B. ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
  • C. không coi trọng ý kiến của con.
  • D. nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, người nghiện ma tuý bắt buộc phải

  • A. đi tù.
  • B. đi cai nghiện.
  • C. giam lỏng tại nhà.
  • D. phạt hành chính.

Câu 7: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, chúng ta nên

  • A. âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
  • B. tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân.
  • C. sống khép kín, không trò chuyện với mọi người.
  • D. xa lánh bạn bè, người thân.

Câu 8: Thành phần kinh tế là?

  • A. Một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất.
  • B. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
  • C. Các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội.
  • D. Các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế.

Câu 9: Khi phát hiện hành vi ngược đãi, bạo lực trẻ em, chúng ta cần gọi đến đường dây nóng tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, đó là số nào sau đây?

  • A. 111.
  • B. 113.
  • C. 114.
  • D. 115.

Câu 10: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • A. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.
  • B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
  • C. Tâm lí không ổn định, bất an, thể chất yếu đuối.
  • D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 11: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

  • A. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000d, A chỉ ăn hết 10.000d và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm.
  • B. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn.
  • C. Thấy T xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho T hiểu cần phải tiết kiệm nước.
  • D. H có thói quen khóa vòi nước và tắt điện nhà vệ sinh sau khi sử dụng xong.

Câu 12: Pháp luật nghiêm cấm lôi kéo trẻ em

  • A. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.
  • B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.
  • C. mua bán mại dâm.
  • D. vui chơi, giải trí lành mạnh.

Câu 13: Cho các dữ liệu sau:

(1) Đánh giá kết quả đạt được.

(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

(3) Thực hiện các giải pháp khả thi.

(4) Đề ra các biện pháp giải quyết.

(5) Chọn lọc các giải pháp khả thi.

Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng?

  • A. (2) => (4) => (5) => (3) => (1).
  • B. (4) => (1) => (2) => (3) => (5).
  • C. (3) => (1) => (4) => (2) => (5).
  • D. (5) => (4) => (3) => (1) => (1).

Câu 14: Đối lập với tiết kiệm là

  • A. xa hoa, lãng phí.
  • B. cần cù, chăm chỉ.
  • C. cẩu thả, hời hợt.
  • D. trung thực, thẳng thắn.

Câu 15: Pháp luật nước ta không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  • A. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
  • B. Tham gia đăng kí kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.
  • C. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
  • D. Mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm.

Câu 16: Em đồng tình với những ý kiến dưới đây?

  • A. Vì yêu thương con nên cha mẹ phải thường xuyên đánh, mắng để con nên người.
  • B. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
  • C. Bố mẹ không gương mẫu, sống không có đạo đức sẽ ảnh hưởng đến con cái.
  • D. Cả B và C.

Câu 17: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào sau đây?

  • A. Nhân phẩm.
  • B. Sức khỏe.
  • C. Lời nói.
  • D. Danh dự.

Câu 18: Những trường hợp nào sau đây là biểu hiện của việc thực hiện tiết kiệm trong cuộc sống?

1. Khi là người ta sau cùng, Lan luôn với tay tắt công tắc điện và quạt của phòng học.

2. Sinh nhật của mình, Mai chỉ mua một ít bánh ngọt để đãi các bạn đến tham dự.

3. Để tiết kiệm tiền của bố mẹ, Toàn dành tiền ăn sáng để chơi game ngoài quán nét.

4. Những quần áo cũ mà còn tốt được chị để lại, Lan đều dùng để không mất tiền mua thêm cái mới.

5. Để có hứng thú học tập, năm nào Cường cũng yêu cầu bố mẹ bán xe đạp cũ để mua cái mới.

6. Mỗi lần đi chơi, mẹ Tùng đều cố gắng lựa chọn mua những thực phẩm vừa tươi, rẻ, vừa đảm bảo vệ sinh để nấu cho cả nhà những bữa ăn ngon.

7. Sau khi học xong, Hạnh luôn bọc lại cẩn thận những cuốn sách cũ của mình và mang đến Hội khuyến học của Phường để gửi tặng các bạn học sinh nghèo.

8. Toàn luôn giữ gìn sách giáo khoa cẩn thận để sau này cho em mình học.

9. Mặc dù bị đau nhưng để tiết kiệm tiền, ông N đã quyết không đi bệnh viện khám chữa.

  • A.  1, 4, 6, 7, 8.
  • B. 1, 2, 3, 6, 7.
  • C. 1, 3, 4, 6, 7.
  • D. 1, 2, 4, 6, 9.

Câu 19: Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội không bao gồm nội dung nào sau đây?

  • A. Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.
  • B. Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • C. Xử phạt những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • D. Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Câu 20: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người?

  • A. Tiêu cực.
  • B. Tích cực.
  • C. Không xác định.
  • D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực.

Câu 21: Câu nói nào nói nào sau đây nói đến sự keo kiệt, bủn xỉn?

  • A. Vung tay quá trán.
  • B. Năng nhặt chặt bị.
  • C. Vắt cổ chày ra nước.
  • D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 22: Theo quy định của pháp luật, trẻ em không được phép

  • A. tham gia học tập, vui chơi, nghiên cứu khoa học.
  • B. học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
  • C. vui chơi, giải trí, tham gia vào các hoạt động lành mạnh.
  • D. uống rượu, hút thuốc, đánh bạc hay dùng các chất kích thích.

Câu 23: Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình?

  • A. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoá.
  • B. Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
  • C. Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

  • A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê.
  • B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
  • C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.
  • D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

  • A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội.
  • B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
  • C. Sống giản dị, lành mạnh.
  • D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

Câu 26: Pháp luật nghiêm cấm hành vi

  • A. mê tín dị đoan.
  • B. phát triển kinh tế.
  • C. nghiên cứu khoa học.
  • D. làm giàu bằng nghề chân chính.

Câu 27: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
  • B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
  • C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
  • D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS.

Câu 28: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
  • B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.
  • C. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.
  • D. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma túy.

Câu 29: Bạn N là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của N, không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế kiểm tra. Trên đường về nhà, N đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ lại bị đánh. N đã rơi vào trạng thái nào sau đây?

  • A. Bạo lực học đường.
  • B. Tâm lí căng thẳng.
  • C. Tệ nạn xã hội.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 30: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí?

  • A. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần. 
  • B. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.
  • C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
  • D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.

Câu 31: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?

  • A. Bố mẹ nuông chiều con cái.
  • B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.
  • C. Kinh tế kém phát triển.
  • D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.

Câu 32: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là

  • A. tâm lí tự ti.
  • B. bạo lực gia đình.
  • C. vấn đề sức khỏe của bản thân.
  • D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

Câu 33: Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù.
  • B. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt.
  • C. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình.
  • D. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt.

Câu 34: Trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây, câu nào nói về đức tính tiết kiệm?

  • A. Tích tiểu thành đại.
  • B. Học, học nữa, học mãi.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 35: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

  • A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.
  • C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 36: Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?

  • A. Làm rối loạn trật tự xã hội.
  • B. Là một nguyên nhân lây truyền HIV/AIDS.
  • C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
  • D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Câu 37: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ bị xử lý theo

  • A. quy ước của làng xã.
  • B. quy định của pháp luật.
  • C. hương ước của làng xã.
  • D. cảm tính của chính quyền.

Câu 38: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

  • A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.
  • B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.
  • C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.
  • D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

Câu 39: Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây?

  • A. Tâm lí căng thẳng.
  • B. Bị bạo hành.
  • C. Tâm lí bi quan.
  • D. Bị bạo lực gia đình.

Câu 40: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào?

  • A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
  • B. Không nói gì cả.
  • C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
  • D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.