Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối bài 5 bảo tồn di sản văn hóa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 5 bảo tồn di sản văn hóa - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Di sản văn hóa là gì?

  • A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
  • B. Sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
  • C. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 
  • D. Sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

Câu 2: Quy định nào sau đây về quyền của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là không đúng theo pháp luật hiện nay?

  • A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá. 
  • B. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.
  • C. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.  
  • D. Cả 2 phương án B, C đều đúng.

Câu 3: Chú Hùng đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú Hùng có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình, tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình. Nếu em là chú Hùng, em sẽ làm gì?

  • A. Cất giấu cổ vật đó đi vì nó được tìm thấy trong nhà mình
  • B. Mang cổ vật đi đấu giá
  • C. Chiếm giữ cổ vật đó để sở hữu riêng
  • D. Giao nộp cho chính quyền địa phương

Câu 4: Theo em, ý kiến nào sau đây là không đúng ?

  • A. Di sản văn hoá vật thể quan trọng hơn di sản văn hóa phi vật thể. 
  • B. Di sản văn hoá nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội. 
  • C. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế. 
  • D. Bảo tồn các di sản văn hóa chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.

Câu 5: Quy định nào sau đây về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là đúng theo pháp luật hiện nay?

  • A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá.
  • B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  • C. Không bắt buộc phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 6: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

  • A. Di tích lịch sử. 
  • B. Danh lam thắng cảnh. 
  • C. Di sản văn hóa phi vật thể. 
  • D. Di sản văn hóa vật thể.

Câu 7: Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử.  Cả lớp rất hào hứng vì được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích,  giúp các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết tên mình lên khu di tích. Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì ?

  • A. Yêu cầu các bạn giữ trật tự tránh làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. 
  • B. Khuyên các bạn chú ý lắng nghe để có thể tiếp thu những kiến thức bổ ích.
  • C. Khuyên các bạn không nên khắc tên lên khu di tích bởi làm như vậy sẽ phá hoại di sản.
  • D. Yêu cầu các bạn trật tự, chú ý lắng nghe để tiếp thu kiến thức bổ ích, không đi tách đoàn cũng như không khắc tên lên khu di tích nhằm bảo tồn di sản văn hóa của quốc gia.

Câu 8: Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?

  • A. 14.
  • B. 15. 
  • C. 16. 
  • D. 17. 

Câu 9: Bảo tồn di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với người dân địa phương và cả nước?

  • A. Mang lại thu nhập cho ngành du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung
  • B. Thể hiện bản sắc và nét đẹp truyền thống của dân tộc, là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
  • C. Lưu giữ tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương
  • D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 10: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?

  • A. Di vật, cổ vật
  • B. Bảo vật quốc gia. 
  • C. Di sản văn hóa.
  • D. Di sản lịch sử.

Câu 11: Học sinh có thể ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hóa bằng những cách nào?

  • A. Phát hiện và tố cáo những hành vi không bảo tồn di sản văn hóa. 
  • B. Có ý thức bảo vệ di tích lịch sử. 
  • C. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Văn hóa nghệ thuật.
  • B. Di sản phi vật thể.
  • C. Di sản vật thể.
  • D. Di sản văn hóa. 

Câu 13: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc?

  • A. Chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế. 
  • B. Các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế. 
  • C. Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cũng là một trong những cách thức nhằm bảo tồn di sản văn hóa.
  • D. Nghe bài hát dân ca của các vùng miền là cách thức nhằm bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Câu 14: Quần thể di sản Thánh Địa Mĩ Sơn thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta?

  • A. Quảng Nam 
  • B. Thanh Hóa
  • C. Đà Nẵng
  • D. Thừa Thiên Huế

Câu 15: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào ?

  • A. Danh lam thắng cảnh. 
  • B. Di sản văn hóa phi vật thể. 
  • C. Di tích lịch sử. 
  • D. Di sản văn hóa vật thể. 

Câu 16: Trên đường đi học về, Quân và Hiếu phát hiện mấy thanh niên lạ đang lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Quân rủ Hiếu đi báo công an nhưng Hiếu từ chối và nói : “ Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy ! ". Nếu là Quân, em sẽ làm gì ?

  • A. Khuyên bạn Hiếu cùng mình đi báo công an.
  • B. Báo với gia đình, người thân hoặc có thể báo người lớn trong thôn xóm. 
  • C. Khuyên Hiếu cùng mình đi báo công an hoặc báo người lớn trong thôn để ngăn chặn, xử lí việc phá hoại di sản văn hoá ở địa phương mình. 
  • D. Đồng tình với Hiếu và im lặng không thông báo với bất kỳ ai vì sợ bị trả thù

Câu 17: Em đồng ý với nhận định nào sau đây khi bàn về bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  • B. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hoá.
  • C. Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng. 
  • D. Tất cả danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đều được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hoá. 

Câu 18: Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá được thể hiện trong văn bản nào hiện nay? 

  • A. Luật Nhà ở 2014.
  • B. Luật Đất Đai 2014.
  • C. Bộ luật Dân sự 2015.
  • D. Luật Di sản văn hoá năm 2001. 

Câu 19: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là gì?

  • A. Di sản văn hóa phi vật thể 
  • B. Di sản văn hóa vật thể
  • C. Di tích lịch sử - văn hóa
  • D. Danh lam thắng cảnh

Câu 20: Những việc làm nào sau đây phù hợp với lứa tuổi của học sinh nhằm góp phần bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để có biện phạm kịp thời đối với những hành vi vi phá hoại di sản văn hóa. 
  • B. Có thái độ tôn trọng, tự hào và giữ gìn những di sản văn hóa. 
  • C. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa tại nhà trường và địa phương. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.