NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
-
A. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
- B. Bắt nạt bạn bè.
- C. Chửi mắng, coi thường người vô gia cư.
- D. Phá hoại của công.
Câu 2: Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
- A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.
- B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.
- C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.
-
D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.
Câu 3: Anh Q rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?
- A. Anh Q và bố mẹ mình.
- B. Anh M và anh Q.
-
C. Ông S và bà K.
- D. Anh Q.
Câu 4: Người biết giữ chữ tín sẽ
-
A. Được mọi người tin tưởng.
- B. Bị lợi dụng.
- C. Bị xem thường.
- D. Không được tin tưởng.
Câu 5: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?
-
A. Chia sẻ.
- B. Cảm thông.
- C. Đồng cảm.
- D. Quan tâm.
Câu 6: Khi bị căng thẳng em nên làm gì?
- A. Học tập thật tốt.
-
B. Nghỉ ngơi, thư giãn.
- C. Tiếp tục làm việc.
- D. Mắng chửi người khác.
Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?
-
A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
- B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu 8: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?
- A. Lòng chung thủy.
- B. Lòng trung thành.
-
C. Giữ chữ tín.
- D. Lòng vị tha.
Câu 9: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
- A. Dũng cảm.
-
B. Hiếu thảo.
- C. Yêu nước.
- D. Trung thực.
Câu 10: Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Em thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, em thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?
-
A. Thường xuyên động viên, trò chuyện, giúp đỡ T. Đồng thời, nhắc nhở các bạn khác không nên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng với T nếu không sẽ báo giáo viên.
- B. Mặc kệ không quan tâm.
- C. Thường xuyên nói chuyện với T nhiều hơn để bạn bớt cô đơn khi ở trường.
- D. Tham gia cùng các bạn khác bắt nạt T.
Câu 11: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua hành vi, việc làm nào sau đây?
- A. Chửi mắng
-
B. Động viên.
- C. Bắt nạt.
- D. Châm chọc.
Câu 12: Biểu hiện không có chữ tín là?
- A. Hứa suông.
- B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
- C. Nói một đằng làm một nẻo.
-
D. Tất cả ý trên.
Câu 13: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
- A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
- B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
-
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
- D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh.
Câu 14: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?
- A. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.
- B. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
- C. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
-
D. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
Câu 15: Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là
- A. Chăm chỉ.
-
B. Lười biếng.
- C. Ngoan ngoãn.
- D. Hạnh phúc.
Câu 16: Tình huống nào khiến em bị căng thẳng?
- A. Chơi cùng bạn bè.
-
B. Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài.
- C. Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè.
- D. Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ.
Câu 17: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
- A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
-
B. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
- C. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
- D. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
Câu 18: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?
- A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- B. Học trước chơi sau.
- C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
-
D. Chơi điện tử trong giờ học.
Câu 19: Ông A muốn truyền lại bí quyết làm bánh bao ngon cho anh B (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh B rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm bánh từ ông A. Tuy nhiên bố mẹ của anh B lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này những nhân vật nào đã không có ý thức phát huy nghề truyền thống?
- A. Ông A.
-
B. Bố mẹ anh B.
- C. Anh B và bố mẹ mình.
- D. Ông A và anh B.
Câu 20: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
- A. Chị ngã em nâng.
- B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- C. Nhường cơm, sẻ áo.
-
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
Câu 21: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây?
-
A. Được mọi người yêu mến, kính trọng.
- B. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
- C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
- D. Bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.
Câu 22: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?
- A. Đoàn kết.
-
B. Tôn sư trọng đạo.
- C. Uống nước nhớ nguồn.
- D. Yêu nước chống ngoại xâm.
Câu 23: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?
- A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
- B. Giữ đúng lời hứa.
- C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 24: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
- A. Quyên góp từ thiện.
- B. Giúp đỡ bạn bè học tập.
- C. Yêu thương bố mẹ.
-
D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
Câu 25: Theo em, di sản văn hóa gồm những loại chính nào?
-
A. Di sản văn hóa phi vật thể; Di sản văn hóa vật thể.
- B. Di sản văn hóa kiến trúc; Di sản văn hóa dân ca.
- C. Di sản văn hóa quần thể; Di sản văn hóa đơn lẻ.
- D. Di sản văn hóa hát chèo; Di sản văn hóa múa rối nước.
Câu 26: Câu ca dao trên thể hiện điều gì?
"Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê."
-
A. Giữ chữ tín.
- B. Tôn trọng người khác.
- C. Tự trọng.
- D. Trách nhiệm.
Câu 27: Những hành vi nào phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hóa?
- A. Buôn bán trao đổi cổ vật trái phép.
- B. Phá hoại di tích lịch sử.
- C. Ăn trộm cổ vật.
-
D. Tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử.
Câu 28: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta
-
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
- B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
- C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
- D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
Câu 29: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?
- A. Bà P là người giữ lời hứa.
-
B. Bà P là người thật thà.
- C. Bà P là người giữ chữ tín.
- D. Bà P là người tốt bụng.
Câu 30: Di sản văn hóa là gì?
-
A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
- B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận.
- C. là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa...
- D. là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 31: Em không đồng tình với trường hợp nào?
- A. H thường xuyên rủ bạn cùng nhau trốn học đi tụ tập với các bạn trường khác.
-
B. Kỳ thi sắp tới, K dành nhiều thời gian để học và ôn bài hơn trước.
- C. L thường xuyên ngủ gật trong lớp do thức khuya đọc truyện.
- D. T thường xuyên nghỉ học thêm môn toán để tham gia lớp vẽ.
Câu 32: Theo em, trong các ý sau đây, ý nào là di sản văn hóa?
-
A. Chùa một cột.
- B. Big C.
- C. Cafe Trung Nguyên.
- D. Trường mới xây.
Câu 33: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiếm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?
-
A. Giữ chữ tín.
- B. Giữ lòng tin.
- C. Giữ lời nói.
- D. Giữ lời hứa.
Câu 34: Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
-
B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.
- C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q.
- D. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.
Câu 35: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
- A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
- B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
- C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
-
D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.
Câu 36: Có mấy loại di sản văn hóa?
- A. 3.
- B. 4.
-
C. 2.
- D. 5.
Câu 37: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm việc nào dưới đây?
- A. Đi chơi thường xuyên.
- B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
-
C. Lập kế hoạch thực hiện rõ ràng.
- D. Trốn học đi quán net.
Câu 38: An hứa với bó mẹ sẽ chăm chỉ học tập thật tốt, để cuối năm có giấy khen. Một ngày An đang trên đường đi học, Vĩ (bạn thân của An) khoác vai và rủ cậu trốn học đi chơi. Nếu là An, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
- A. Đồng ý đi chơi với An ngay.
-
B. Từ chối và tiếp tục đi học.
- C. Giả gặp vấn đề và xin vào muộn.
- D. Gọi cho cô xin nghỉ vì ốm.
Câu 39: Việc làm nào sau đây có ở người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
- A. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích.
-
B. Thường xuyên động viên, an ủi người gặp khó khăn.
- C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
- D. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
Câu 40: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
- A. Khi bố mẹ nhắc nhở mới học.
- B. Đi học muộn.
-
C. Tự giác học tập không cần ai đốc thúc.
- D. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra.