Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 2 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
  • B. Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.
  • C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.

Câu 2: Pháp luật không thừa nhận hành vi nào sau đây?

  • A. Ông bà nội, ông bà ngoại trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.
  • B. Anh em yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
  • C. Bố mẹ tôn trọng ý kiến của các con.
  • D. Phân biệt đối xử con trong giá thú và con ngoài giá thú.

Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta cách quản lí tiền

  • A. Ngồi đống thóc, móc đống tiền.
  • B. Đồng tiền đi trước, mực thước đi sau.
  • C. Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai.
  • D. Kiến tha lâu đầy tổ.

Câu 4: Theo em, ý nào dưới đây thể hiện sự kính trọng của con cái với cha mẹ

  • A. Yêu thương, kính trọng cha mẹ.
  • B. Cãi lời cha mẹ dù mình sai.
  • C. Văng tục, chửi bậy với cha mẹ.
  • D. Bắt cha mẹ mua tất cả đồ mình thích dù gia đình khó khăn.

Câu 5: Theo em, để làm tốt công việc quản lí kiệm tiền, chúng ta cần làm gì?

  • A. Mở vòi nước và quên khóa vòi.
  • B. Bật đèn sáng khi không cần thiết.
  • C. Các khoản dư sẽ đem tiết kiệm.
  • D. Mua những thứ không thiết.

Câu 6: Khi trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A. Báo cáo thầy cô giáo để kịp thời xử lí.
  • B. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia.
  • C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia.
  • D. Chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia.

Câu 7: Ý nào đúng về chi tiêu có kế hoạch?

  • A. Mua đồ rẻ tiền không đảm bảo an toàn để tích kiệm tiền.
  • B. Tiêu hết số tiền mỗi tháng mình có.
  • C. Tiêu hết tiền vào thứ mình thích, thiếu vay người khác.
  • D. Chia rõ tiền cho các khoản phải chi tiêu trong một tháng.

Câu 8: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Lên án, phê phán, tố cáo.
  • B. Nêu gương.
  • C. Học làm theo.
  • D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Câu 9: Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn" có ý nghĩa gì?

  • A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
  • B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
  • C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
  • D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Câu 10: Câu nói: “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn”. (Dave Ramsey) khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Hãy để đồng tiền kiểm soát bạn.
  • B. Hãy tiết kiệm tiền.
  • C. Hãy tiêu tiền thật nhiều.
  • D. Hãy chi tiêu một cách hợp lí.

Câu 11: Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ

  • A. phân biệt đối xử giữa các con.
  • B. nuôi dạy con thành công dân tốt.
  • C. ép buộc con làm điều trái pháp luật.
  • D. ép buộc con làm điều trái đạo đức.

Câu 12: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của

  • A. làng xã.
  • B. cộng đồng.
  • C. pháp luật.
  • D. hương ước.

Câu 13: L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ. Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?

  • A. Hứa với bố sẽ chăm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
  • B. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.
  • C. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
  • D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.

Câu 14: Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?

  • A. Vay bạn bè xung quanh để mua.
  • B. Nói dối bố mẹ xin tiền hoc.
  • C. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
  • D. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.

Câu 15: Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình

  • A. hiện đại, văn hóa.
  • B. dân chủ, văn minh.
  • C. truyền thống, tốt đẹp.
  • D. hòa thuận, hạnh phúc.

Câu 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Luật trẻ em.
  • B. Luật lao động.
  • C. Luật tố tụng hình sự.
  • D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 17: Em đồng tình với ý kiến dưới đây?

  • A. Vì yêu thương con nên cha mẹ phải thường xuyên đánh, mắng để con nên người.
  • B. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
  • C. Bố mẹ không gương mẫu, sống không có đạo đức cũng không ảnh hưởng đến con cái.
  • D. Học sinh không ngoan, lười học là do gia đình.

Câu 18: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

  • A. Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  • B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
  • C. Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
  • D. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Câu 19: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Chỉ những người nghèo mới cần quản lí tiền.
  • B. Để tạo nguồn thu nhập, chúng ta cần làm việc.
  • C. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • D. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.

Câu 20: Theo Điều 34 Luật hôn nhân và Gia đình quy định

  • A. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
  • B. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
  • C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
  • D. B, C đúng.

Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Do thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường.
  • B. Do ảnh hưởng từ các video độc hại trên mạng xã hội.
  • C. Do giáo dục từ phía gia đình.
  • D. Do bản thân người bị hại đáng bị như vậy.

Câu 22: Luật Hôn nhân và gia đình quy định vai trò của vợ, chồng trong gia đình là

  • A. ngang nhau.
  • B. vợ hơn chồng.
  • C. chồng hơn vợ.
  • D. tùy vào hoàn cảnh.

Câu 23: Người dưới 14 tuổi sẽ bị xử phạt thế nào khi vi phạm pháp luật?

  • A. Đưa vào trường giáo dưỡng.
  • B. Đưa về gia đình giám sát.
  • C. Cảnh cáo.
  • D. Khuyên răn.

Câu 24: Ông bà không có quyền và nghĩa vụ

  • A. chăm sóc cháu.
  • B. giáo dục cháu.
  • C. trông nom cháu.
  • D. chăm cháu thay bố mẹ.

Câu 25: Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là

  • A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
  • B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
  • C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
  • D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

Câu 26: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực học đường

  • A. Xúc phạm nhân phẩm và danh dự của bạn khác.
  • B. Đánh bạn.
  • C. Giúp đỡ bạn học tập.
  • D. Cô lập bạn.

Câu 27: Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là

  • A. ép buộc con làm theo ý mình.
  • B. ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
  • C. không coi trọng ý kiến của con.
  • D. nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.

Câu 28: Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn?

  • A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
  • C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
  • D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 29: Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta

  • A. tăng thu nhập hàng tháng.
  • B. nâng cao đời sống vật chất.
  • C. chủ động chi tiêu hợp lí.
  • D. nâng cao đời sống tinh thần.

Câu 30: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức

  • A. trách nhiệm.
  • B. tự lập.
  • C. thông cảm.
  • D. chia sẻ.

Câu 31: Thế nào là hôn nhân hạnh phúc?

  • A. Một vợ, một chồng.
  • B. Một chồng, nhiều vợ.
  • C. Vợ chồng cãi nhau.
  • D. Một vợ, nhiều chồng.

Câu 32: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
  • B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
  • C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
  • D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

Câu 33: Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình?

  • A. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoá.
  • B. Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh.
  • C. Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
  • D. Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Câu 34: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

  • A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 35: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

  • A. Tệ nạn xã hội.
  • B. Vi phạm pháp luật.
  • C. Vi phạm đạo đức.
  • D. Vi phạm quy chế.

Câu 36: Theo em, hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Đánh nhau với bạn cùng lớp.
  • B. Giúp bạn học tập.
  • C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  • D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường.

Câu 37: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

  • A. 12 năm.
  • B. 13 năm.
  • C. 14 năm.
  • D. 17 năm.

Câu 38: Trong các ý dưới đây, ý nào là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tụ tập, hẹn gặp đánh nhau sau giờ học.
  • B. Đến thư viện học sau giờ học.
  • C. Giúp đỡ bạn học khuyết tật.
  • D. Ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô.

Câu 39: Những ai cần phải phòng chống tệ nạn xã hội?

  • A. Bản thân cá nhân.
  • B. Gia đình.
  • C. Xã hội.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 40: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

  • A. Sống thì chẳng cho ăn nào/Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
  • B. Ông sống ăn những cá thèn/Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.
  • C. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.