NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của
- A. học sinh lười học.
-
B. cơ thể bị căng thẳng.
- C. học sinh chăm học.
- D. người trưởng thành.
Câu 2: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?
- A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
-
B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
- C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
- D. Tác động từ các game có tính bạo lực.
Câu 3: Di sản nào dưới đây gắn liền với khu vực Tây Nguyên của Việt Nam?
- A. Nghệ thuật Đờn ca tài tử.
-
B. Không gian văn hóa Cồng chiêng.
- C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
- D. Dân ca ví, dặm.
Câu 4: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là
-
A. lo lắng thái quá.
- B. áp lực học tập.
- C. sự kì vọng quá lớn của gia đình.
- D. các mối quan hệ bạn bè.
Câu 5: Học sinh tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương khi
- A. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
-
B. tích cực học tập, rèn luyện.
- C. tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.
- D. tích cực lao động sản xuất.
Câu 6: Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa vật thể?
-
A. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
- B. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
- C. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- D. Nghi lễ then của dân tộc Tày, Nùng.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?
- A. đối mặt và suy nghĩ tích cực.
- B. vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
- C. yêu thương bản thân.
-
D. Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 8: Trên đường đi học, T thấy một em bé đang khóc vì bị lạc bố mẹ. Nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Làm ngơ vì không liên quan đến mình.
-
B. Hỏi han, giúp đỡ em bé tìm bố mẹ.
- C. Trêu chọc em bé vì thấy em khóc nhè.
- D. Không quan tâm vì mình còn phải đi học.
Câu 9: Di sản nào dưới đây gắn liền với địa danh Phú Thọ (Việt Nam)?
- A. Nghệ thuật Đờn ca tài tử.
- B. Không gian văn hóa Cồng chiêng.
-
C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
- D. Dân ca ví, dặm.
Câu 10: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống yêu nước?
- A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
- B. Bạn K thường xuyên trốn học, không làm bài tập về nhà.
- C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ.
-
D. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi (18 tuổi).
Câu 11: Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về
- A. tiền bạc.
- B. giao tiếp xã hội.
- C. mối quan hệ xã hội.
-
D. sức khỏe tinh thần và thể chất.
Câu 12: Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Thanh thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Thanh rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Thanh, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.
- B. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.
-
C. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.
- D. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.
Câu 13: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?
- A. Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa.
- B. Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.
- C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng.
-
D. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.
Câu 14: Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
-
A. Tâm lí căng thẳng.
- B. Bị bạo hành.
- C. Tâm lí bi quan.
- D. Bị bạo lực gia đình.
Câu 15: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở
-
A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
- B. Luật An ninh mạng năm 2018.
- C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
- D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?
- A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
- B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.
-
C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
- D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
Câu 17: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về
-
A. tinh thần, thể chất.
- B. tiền bạc.
- C. gia đình.
- D. bạn bè.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây là tác động tiêu cực của việc căng thẳng tâm lí?
- A. Suy nhược về thể chất và tinh thần.
- B. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.
- C. Kết quả học tập giảm sút.
-
D. Đạt được kết quả cao trong học tập.
Câu 19: Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?
-
A. Lễ cấp sắc của dân tộc Dao.
- B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
- C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- D. Dinh Độc Lập (thành phố Hồ Chí Minh).
Câu 20: Di sản văn hóa bao gồm
-
A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
- C. di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.
- D. di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.
Câu 21: Bức tranh dưới đây phản ánh về nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
-
A. Tác động từ các game có tính bạo lực.
- B. Tác động tiêu cực từ môi trường sống.
- C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
- D. Bản thân thiếu sự trải nghiệm, kĩ năng sống.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?
- A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
- B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
- C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
-
D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.
Câu 23: Bạn N là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của N, không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế kiểm tra. Trên đường về nhà, N đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ lại bị đánh. N đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
- A. Bạo lực học đường.
- B. Tâm lí căng thẳng.
- C. Tệ nạn xã hội.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 24: Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?
- A. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.
- B. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa.
-
C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng.
- D. Cần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 25: Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc, được thêu cầu kì của dân tộc mình và luôn ao ước có thể làm những bộ trang phục đẹp như vậy. H dự định sẽ tự may, thêu cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn T và X đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?
-
A. Bạn H.
- B. Bạn T.
- C. Bạn P.
- D. Cả 3 bạn H, T, P.
Câu 26: Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
-
A. Bộ luật hình sự năm 2015.
- B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
- C. Bộ luật lao động năm 2020.
- D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
Câu 27: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là
- A. tâm lí tự ti.
-
B. bạo lực gia đình.
- C. vấn đề sức khỏe của bản thân.
- D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.
Câu 28: Hoàn cảnh gia đình P rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. P tâm sự với em và muốn em không nói với ai. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Cứ hứa trước mặt P, sau đó đi nói với các bạn trong lớp.
- B. Phớt lờ, không quan tâm và không chơi với P nữa.
-
C. An ủi, động viên bạn P cố gắng tập trung vào việc học.
- D. Kể lại chuyện gia đình P cho các bạn khác để cùng tẩy chay P.
Câu 29: Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn, không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương nặng. Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C?
- A. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
- B. Bạn C thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức.
-
C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
- D. Tính cách nông nổi, bồng bột của bạn C.
Câu 30: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là
-
A. đánh đập.
- B. quan tâm.
- C. sẻ chia.
- D. cảm thông.
Câu 31: Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
-
A. Di sản văn hóa.
- B. Truyền thống gia đình.
- C. Thành tựu văn minh.
- D. Nghề thủ công truyền thống.
Câu 32: Bà H là chủ một cơ sở kinh doanh hải sản ở Nha Trang. Khi bán hải sản cho khách hàng, bà H luôn cân đúng trọng lượng, niêm yết giá cả rõ ràng. Thấy vậy, bà P (chị gái của bà H) không đồng tình, bà P cho rằng: kinh doanh mà thật thà như thế thì không thu được nhiều lợi nhuận. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có suy nghĩ/ hành động gây tổn hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương?
- A. Bà H.
-
B. Bà P.
- C. Bà H và bà P.
- D. Không có nhân vật nào.
Câu 33: H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người
-
A. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
- B. may mắn và tự tin.
- C. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
- D. rất coi trọng thành tích.
Câu 34: Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
-
D. Tất cả các quyền trên.
Câu 35: Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
-
A. H đã cho N vay tiền chơi game.
- B. Các bạn trong lớp tới thăm khi H bị ốm.
- C. Bạn P cõng bạn Q đi học, vì Q bị liệt hai chân.
- D. Quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
Câu 36: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ
-
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
- B. địa phương này qua địa phương khác.
- C. dân tộc này qua dân tộc khác.
- D. đất nước này qua đất nước khác.
Câu 37: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn bản dưới đây: Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”
- A. Bạo lực gia đình.
- B. Bạo hành trẻ em.
-
C. Bạo lực học đường.
- D. Ngược đãi trẻ em.
Câu 38: Trên đường đi học, P và Q thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. P đề nghị Q cùng với mình dẫn em bé đến đồn công an, nhờ các chú công an giúp em ấy tìm về với bố mẹ. Q phản đối và nói rằng: “Sẽ có người khác giúp đỡ em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học”. Trong trường hợp này, bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?
-
A. Bạn P.
- B. Bạn Q.
- C. Cả 2 bạn P và Q.
- D. Không có bạn nào.
Câu 39: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
- B. Kiến tha lâu đầy tổ.
-
C. Lá lành đùm lá rách.
- D. Tre già măng mọc.
Câu 40: T là nữ sinh lớp 7A, bạn nổi tiếng ngoan ngoẵn, xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, T bị K (một bạn nam lớp 9C) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc khiến T vô cùng xấu hổ và sợ hãi. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?
-
A. Bạn T.
- B. Bạn K.
- C. Cả hai bạn T và K.
- D. Không có bạn học sinh nào.