Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào?

  • A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ.
  • B. Bạn P là người siêng năng, cần cù.
  • C. Bạn P là người có ý thức.
  • D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung.

Câu 2: Hành động nào thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. Kiên trì học tập.
  • B. Sáng tạo nội dung.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Ủng hộ các bạn nhỏ vùng cao.

Câu 3: Hành vi không giữ chữ tín

  • A. Luôn đến hẹn đúng giờ.
  • B. Là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ các buổi diễn.
  • C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn.
  • D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
  • B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.
  • C. Xác định đúng mục tiêu học tập.
  • D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

Câu 5: Hành động góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Không tham gia các hoạt động.
  • B. Chỉ tham gia lễ hội yêu thích.
  • C. Tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia.
  • D. Tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội.

Câu 6: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.” Hành vi của bố mẹ M có thể gây ra hậu quả gì?

  • A. Không gây ra hậu quả gì.
  • B. Làm cho những đứa trẻ trở nên bị ám ảnh bởi hình ảnh của thầy cúng.
  • C. Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con mình và gây tổn thất về kinh tế.
  • D. Cả B và C.

Câu 7: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.
  • B. Chỉ quan tâm, giúp đỡ người khác khi bản thân thấy có lợi.
  • C. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.
  • D. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.

Câu 8: Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải

  • A. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
  • B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín.
  • C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?

  • A. Mua dâm.
  • B. Môi giới mại dâm.
  • C. Bán dâm.
  • D. Tố cáo hoạt động mại dâm.

Câu 10: Trong đợt bão lũ, trường A tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Nhóm bạn H, K, L, T cũng rủ nhau tham gia. H ủng hộ sách vở, K ủng hộ quần áo, T ủng hộ tiên. Duy chỉ có L xin tiền bố mẹ đi ủng hộ nhưng lại đem tiền đó đi nạp game. Theo em, hành vi của bạn nào là không đúng?

  • A. bạn H.
  • B. bạn K.
  • C. bạn T.
  • D. bạn L.

Câu 11: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

  • A. Tích cực học hỏi qua những người xung quanh.
  • B. Luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.
  • C. Dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.
  • D. Bỏ bê công việc học để đi chơi.

Câu 12: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

  • A. Thường xuyên đi học muộn.
  • B. Chủ động lập thời gian biểu.
  • C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
  • D. Lười làm bài tập về nhà.

Câu 13: “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.” Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  • B. Em sẽ bảo các bạn là phải kiếm chỗ nào kín kín không thì người ta phát hiện ra người ta báo công an thì chết.
  • C. Em sẽ vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó.
  • D. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu là sách GDCD 7 dạy là không nên chơi cờ bạc.

Câu 14: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?

  • A. Bà P là người giữ lời hứa.
  • B. Bà P là người thật thà.
  • C. Bà P là người giữ chữ tín.
  • D. Bà P là người tốt bụng.

Câu 15: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào mua bán trái phép chất ma tuý thì bị phạt tù trong thời gian bao lâu?

  • A. 1 đến 5 năm.
  • B. 2 đến 7 năm.
  • C. 3 đến 9 năm.
  • D. 4 đến 11 năm.

Câu 16: Hành động nào thể hiện chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là?

  • A. Nhận giúp đỡ bạn học kém trong lớp.
  • B. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường.
  • C. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.
  • D. Tham gia viết báo tường nhân dịp 20/11.

Câu 17: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ.
  • B. Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • C. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ.
  • D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương

Câu 18: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Giữ chữ tín.
  • B. Giữ lòng tin.
  • C. Giữ lời nói.
  • D. Giữ lời hứa.

Câu 19: Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta

  • A. nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
  • B. có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • C. đạt được mọi mục đích.
  • D. thu được nhiều tiền.

Câu 20: Theo em, hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

  • A. Tổ chức đá bóng.
  • B. Cá độ chơi game.
  • C. Xem bói..
  • D. Tụ tập hút heroin.

Câu 21: Đâu là lễ hội truyền thống của nước ta?

  • A. Giỗ tổ Hùng Vương. 
  • B. Tổ chức múa, hát.
  • C. Tổ chức liên hoan.
  • D. Thi diễn văn nghệ.

Câu 22: Nhận định nào sau đây là không đúng khi bàn về di sản văn hóa?

  • A. Di sản văn hóa là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.
  • B. Di sản văn hóa làm chúng ta giảm khả năng phát triển và sáng tạo để tiếp tục bồi đắp thêm nhiều giá trị mới cho hôm nay và mai sau. 
  • C. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho con người và xã hội. 
  • D. Di sản văn hóa góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

Câu 23: Tình huống nào khiến em bị căng thẳng?

  • A. Chơi cùng bạn bè.
  • B. Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài.
  • C. Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè.
  • D. Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ.

Câu 24: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2021?

  • A. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
  • B. Hỗ trợ người nghiện ma túy.
  • C. Mua bán trái phép chất ma túy .
  • D. Xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy .

Câu 25: Ý kiến nào sau đây là đúng về hậu quả của tệ nạn xã hội?

  • A. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc.
  • B. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình.
  • C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng đến xã hội.
  • D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 26: Một trong những biện pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là

  • A. Thường quyên tập luyện thể dục thể thao.
  • B. Tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
  • C. Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
  • D. Lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.

Câu 27: Hành vi nào sau đây không là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A.Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.
  • B. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.
  • C. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • D. Thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Câu 28: Di sản phi vật thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng các hình thức nào sau đây? 

  • A. Truyền miệng.
  • B. Truyền nghề.
  • C. Trình diễn.
  • D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 29: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào gây căng thẳng cho người khác?

  • A. Được khen thưởng.
  • B. Đi du lịch với gia đình.
  • C. Đi chơi công viên.
  • D. Bị điểm kém hơn kỳ trước.

Câu 30: Những việc làm nào sau đây phù hợp với lứa tuổi của học sinh nhằm góp phần bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để có biện phạm kịp thời đối với những hành vi vi phá hoại di sản văn hóa. 
  • B. Có thái độ tôn trọng, tự hào và giữ gìn những di sản văn hóa. 
  • C. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa tại nhà trường và địa phương. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 31: Trong những cách dưới đây, cách nào giúp ích cho việc giải tỏa căng thẳng?

  • A. Thư giãn đầu óc bằng cách đọc những cuốn sách thú vị.
  • B. Dùng chất kích thích.
  • C. Mắng chửi người khác.
  • D. Làm việc thật nhiều để không phải suy nghĩ đến vấn đề gây ức chế, khó chịu.

Câu 32: Điền vào chỗ trống: “Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm...”

  • A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
  • B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.
  • D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.

Câu 33: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.” Nguyên nhân nào dẫn tới hành vi của bố mẹ M?

  • A. Do thiếu hiểu biết, mê tín
  • B. Do hoàn cảnh khó khăn
  • C. Do trạm y tế ở xa
  • D. Cả A và B.

Câu 34: Hành động nào thể hiện niềm tự hào truyền thống dân tộc?

  • A. Dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
  • B. Vẽ bậy lên di tích lịch sử.
  • C. Xúc phạm các anh hùng có công cứu nước.
  • D. Coi thường lịch sử dân tộc.

Câu 35: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Cho trẻ em sử dụng rượu bia.
  • C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
  • B. Cung cấp các dịch vụ học tập.
  • D. Tham gia các hoạt động văn hoá.

Câu 36: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là

  • A. Lo lắng thái quá.
  • B. Áp lực học tập.
  • C. Sự kì vọng quá lớn của gia đình.
  • D. Các mối quan hệ bạn bè.

Câu 37: “Một buổi tối khi đến nhà bạn, Lan cùng các bạn đã nhìn thấy một đám thanh niên tụ tập hút ma túy. Về nhà, Lan đã quyết định chia sẻ điều đó với bố mẹ. Sau khi đã hỏi kĩ về hành vi của đám thanh niên, bố mẹ Lan đã đến báo cho công an xã.” Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của Lan và gia đình?

  • A. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là không phù hợp vì làm thế chỉ khiến cho những người hút ma tuý khác tăng cường cảnh giác.
  • B. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là không phù hợp vì sẽ khiến cho Lan và gia đình bị mọi người thù ghét.
  • C. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • D. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là đúng, nó góp phần tăng cường tình trạng hút chích ma tuý.

Câu 38: Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của

  • A. dân tộc Việt Nam.
  • B. người lao động.
  • C. mọi người sống trên đất nước Việt Nam.
  • D. mọi doanh nghiệp.

Câu 39: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, chúng ta phải

  • A. Nghiêm túc thực hiện đúng lời hứa.
  • B. Nói dối.
  • C. Hứa thôi, không làm.
  • D. Mặc kệ không quan tâm ý kiến người khác.

Câu 40: Những tình huống nào sau đây có thể gây căng thẳng?

  • A. Bị bạn bè chê bai, nói xấu vì ngoại hình.
  • B. Đạt giấy khen.
  • C. Được thầy cô khen ngợi.
  • D. Đi chơi công viên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.