Câu 1: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?
- A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi.
- B. H thường nói chuyện trong giờ.
-
C. Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc.
- D. P chỉ làm các bài tập theo những điều thầy, cô giáo đã hướng dẫn.
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
- A. Chỉ học bài khi bị điểm kém.
- B. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.
- C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.
-
D. Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích luỹ kiến thức cho bản thân.
Câu 3: Bạn nào dưới đây thể hiện tinh thần học tập tự giác, tích cực?
- A. Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại.
- B. A luôn thích ngủ gật trong lớp.
- C. B thích môn Tiếng Anh nên thường xuyên mang sách Tiếng Anh ra làm bài tập trong các giờ học khác, B cho rằng: "Môn học này rất quan trọng trong thời kì hội nhập. Các môn học còn lại là phụ nên chỉ cần biết là đủ".
-
D. Buổi tối, N thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ.
Câu 4: Làm thế nào để tích cực, tự giác?
- A. Phải có ước mơ
- B. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định
- C. Nhiệt tình tham gia cá hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
-
A. Xác định đúng mục đích học tập.
- B. Không làm bài tập về nhà.
- C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.
Câu 6: Tích cực, tự giác là:
-
A. Chủ động có trách nhiệm, hăng say trong công việc
- B. Chỉ làm những việc dễ
- C. Có người giám sát, theo dõi thì làm không thì chơi
- D. Lười biếng, nạnh hẹ cho người khác.
Câu 7: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là:
-
A. tích cực dọn vệ sinh nơi công cộng
- B. Trời mưa nên không đến sinh hoạt đội
- C. Ở nhà viện lí do bị ốm để không đi lao động với lớp
- D. Tham gia cắm trại chỉ đến cho có chứ không tích cực
Câu 8: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
- A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
- B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
- C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
-
D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.
Câu 9: Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập?
- A. Mỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức.
- B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải.
- C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.
-
D. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường chép bài của các bạn khác.
Câu 10: Tích cực là luôn luôn …học tập, làm việc và rèn luyện? Trong dấu “…” đó là ?
- A. Ý thức, tích cực, kiên trì.
- B. Cố gắng, ý thức, kiên trì.
- C. Tích cực, vượt khó, kiên trì.
-
D. Cố gắng, vượt khó, kiên trì.
Câu 11: Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.
-
A. Chủ động.
- B. Tự ý thức.
- C. Tự nhận thức.
- D. Tích cực.
Câu 12: Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta
- A. nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
-
B. có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
- C. đạt được mọi mục đích.
- D. thu được nhiều tiền.
Câu 13: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên:
-
A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
- B. Thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
- C. Làm việc riêng trong giờ học.
- D. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
- A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
- B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.
- C. Xác định đúng mục tiêu học tập.
-
D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.
Câu 15: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
-
A. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
- B. Chỉ những bạn học kém mới càn tự giác, tích cực học tập.
- C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
- D. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.
Câu 16: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên:
-
A. Tích cực học hỏi qua những người xung quanh.
- B. Luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.
- C. Dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.
- D. Bỏ bê công việc học để đi chơi.
Câu 17: Hành động nào thể hiện chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là?
- A. Nhận giúp đỡ bạn học kém trong lớp.
- B. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường.
-
C. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.
- D. Tham gia viết báo tường nhân dịp 20/11.
Câu 18: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?
- A. Thường xuyên đi học muộn.
-
B. Chủ động lập thời gian biểu.
- C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
- D. Lười làm bài tập về nhà.
Câu 19: Bạn Q đến rủ A đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Đi chơi cùng Q và rủ thêm một số bạn khác cùng đi.
-
B. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.
- C. Mắng cho Q một trận vì làm phiền trong lúc học bài.
- D. Đồng ý ngay, bỏ việc học để đi chơi với Q.
Câu 20: Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào?
- A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ.
- B. Bạn P là người siêng năng, cần cù.
- C. Bạn P là người có ý thức.
-
D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung.