Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Học sinh tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương khi

  • A. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
  • B. tích cực học tập, rèn luyện.
  • C. tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.
  • D. tích cực lao động sản xuất.

Câu 2: Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

  • A. Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang).
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 3: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?

  • A. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ.
  • B. Chúng ta chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi sắp tới kì kiểm tra.
  • C. Xây dựng kế hoạch học tập khoa học là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
  • D. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta rèn luyện tính tự tập, tự chủ và kiên trì.

Câu 4: Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện thông qua

  • A. danh lam thắng cảnh.
  • B. các lễ hội truyền thống.
  • C. cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • D. các di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 5: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

  • A. Lòng chung thủy.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Giữ chữ tín.
  • D. Lòng vị tha.

Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Ăn vóc học hay.
  • B. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
  • C. Học thầy không tày học bạn.
  • D. Học trò đèn sách hôm mai.

Câu 7: Giữ chữ tín không thể hiện ở việc

  • A. biết trọng lời hứa, đúng hẹn.
  • B. thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân.
  • C. trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.
  • D. hứa nhưng không thực hiện.

Câu 8: Câu ca dao dưới đây đề cập đến truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh?

“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim

Nghe câu quan họ, đi tìm người thương”

  • A. Đờn ca tài tử.
  • B. Dân ca ví, dặm.
  • C. Nhã nhạc cung đình.
  • D. Dân ca quan họ.

Câu 9: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?

  • A. Bạn Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép.
  • B. Bạn A luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học.
  • C. Bạn C thường xuyên mang sách Tiếng anh ra làm bài trong các giờ học khác.
  • D. Bạn N ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại nhắn tin.

Câu 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về truyền thống quê hương?

  • A. Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.
  • B. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội,…
  • C. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình.
  • D. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.

Câu 11: Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống

  • A. yêu nước, chống ngoại xâm.
  • B. lao động cần cù.
  • C. kiên cường, bất khuất.
  • D. tương thân tương ái.

Câu 12: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Giữ chữ tín.
  • B. Giữ lòng tin.
  • C. Giữ lời nói.
  • D. Giữ lời hứa.

Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện học tập tự giác, tích cực?

  • A. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
  • B. Hát hay hơn hay hát.
  • C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
  • D. Măng không uốn, uốn tre sao được.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

  • A. Yêu nước.
  • B. Hiếu học.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Ích kỉ.

Câu 15: Nhân vật nào dưới đây đã không giữ chữ tín?

  • A. Anh P đến điểm hẹn đúng giờ.
  • B. Chị X luôn thực hiện đúng những gì đã hứa.
  • C. Bạn K thường nói dối bố mẹ để trốn học, đi chơi.
  • D. Anh Q luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 16: Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

  • A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.
  • B. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • C. xác định đúng đắn mục đích học tập.
  • D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 17: Một trong những lễ hội truyền thống của người dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là

  • A. lễ hội chùa Hương.
  • B. lễ cày tịch điền Đọi Sơn.
  • C. lễ hội Lồng Tồng.
  • D. lễ hội cồng chiêng.

Câu 18: Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?

  • A. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.
  • B. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa.
  • C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích - lịch sử được nhà nước xếp hạng.
  • D. Cần bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 19: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện học tập tự giác, tích cực?

  • A. Học bài nào, xào bài ấy.
  • B. Học trước quên sau.
  • C. Gần mực thì đen.
  • D. Kính thầy yêu bạn.

Câu 20: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?

  • A. B là người không giữ chữ tín.
  • B. B là người giữ chữ tín.
  • C. B là người không tôn trọng người khác.
  • D. B là người tôn trọng người khác.

Câu 21: Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ

  • A. đời này sang đời khác.
  • B. nơi này sang nơi khác.
  • C. tỉnh này sang tỉnh khác.
  • D. vùng này sang vùng khác.

Câu 22: Trong giờ học môn Ngữ văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng bạn C không giơ tay phát biểu. Nếu là bạn của C, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây?

  • A. Khuyên bạn mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu.
  • B. Nói với cô giáo là bạn C biết câu trả lời.
  • C. Mặc kệ bạn vì đó là quyền của bạn.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Câu 23: Trên đường đi học, T thấy một em bé đang khóc vì bị lạc bố mẹ. Nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến mình.
  • B. Hỏi han, giúp đỡ em bé tìm bố mẹ.
  • C. Trêu chọc em bé vì thấy em khóc nhè.
  • D. Không quan tâm vì mình còn phải đi học.

Câu 24: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Công bằng.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Giữ chữ tín.

Câu 25: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?

  • A. Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa.
  • B. Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.
  • C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích - lịch sử được nhà nước xếp hạng.
  • D. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

  • A. Tác động xấu đến sức khỏe.
  • B. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
  • C. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.
  • D. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

Câu 27: Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Thanh thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Thanh rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Thanh, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.
  • B. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.
  • C. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.
  • D. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

Câu 28: Chia sẻ được hiểu là

  • A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
  • B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
  • C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.

Câu 29: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
  • B. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
  • C. Tự tạo áp lực cho bản thân.
  • D. Áp lực học tập, thi cử.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • B. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.
  • C. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.
  • D. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

Câu 31: Thấy H hay chọn điệu dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, P không thích và muốn H chọn những bài hát hiện đại, sôi động. H từ chối và giải thích: “dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Bắc Ninh. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”. Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa dân ca quan họ?

  • A. Bạn H.
  • B. Bạn P.
  • C. Cả 2 bạn H và P.
  • D. Không có bạn nào.

Câu 32: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?

  • A. Bà A coi thường người khác.
  • B. Bà A không tôn trọng người khác.
  • C. Bà A giữ chữ tín.
  • D. Bà A không giữ chữ tín.

Câu 33: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
  • B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.
  • C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.
  • D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

Câu 34: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín?

  • A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
  • B. Chỉ cần giữ chữ tín đối với những hợp đồng quan trọng.
  • C. Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
  • D. Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ.

Câu 35: Di sản nào dưới đây của nhân dân Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009?

  • A. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
  • B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
  • C. Dân ca ví, dặm (Nghệ An, Hà Tĩnh).
  • D. Dân ca quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang).

Câu 36: Biểu hiện không có chữ tín là?

  • A. Hứa suông.
  • B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
  • C. Nói một đằng làm một nẻo.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 37: Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

  • A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.
  • B. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • C. xác định đúng đắn mục đích học tập.
  • D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 38: Cảm thông được hiểu là

  • A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
  • B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
  • C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.

Câu 39: Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền, vì mỗi địa phương đều

  • A. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
  • B. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
  • C. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
  • D. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

Câu 40: Hoạt động: Tặng sách cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của sự

  • A. hiếu học và tôn sư trọng đạo.
  • B. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
  • C. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D. yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.