Câu 1: Đối lập với sự tự giác là
- A. chăm chỉ.
-
B. chây lười, ỷ lại.
- C. khiêm tốn.
- D. tự tỉ.
Câu 2: Học tập tự giác, tích cực là
- A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
-
B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
- C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
- D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.
Câu 3. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây?
-
A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
- B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
- C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.
Câu 4. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
- A. Có thêm nhiều kiến thức.
- B. Đạt kết quả cao trong học tập.
- C. Sự vất vả.
- D. Đáp án A và B đúng
Câu 5: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
- A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
- B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
-
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
- D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao
Câu 6: Tự giác học tập là
-
A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.
- B. học trên lớp, về nhà không cần học.
- C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.
- D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.
Câu 7: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là
- A. có bài tập khó thì chép sách giải.
-
B. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
- C. chơi nhiều hơn học.
- D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi.
Câu 8: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta
-
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
- B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
- C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
- D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
Câu 9: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?
-
A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.
- B. Yêu thương con người.
- C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- D. Khoan dung.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?
- A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- B. Học trước chơi sau.
- C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
-
D. Chơi điện tử trong giờ học.
Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
- A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
- B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
- C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
-
D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.
Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
- A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
- B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
-
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
- D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh.
Câu 13: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực?
- A. N đên giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học.
- B. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài.
- C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi.
-
D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập.
Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?
-
A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
- B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu 15: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của học tập tự giác tích cực?
- A. Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
- B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
- C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
-
D. Thức dậy sớm, tập thể dục đúng giờ.