Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

  • A. Bị bạn bè xa lánh.
  • B. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm.
  • C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
  • D. Được khen thưởng.

Câu 2: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Di sản văn hóa vật thể.
  • B. Di sản văn hóa phi vật thể.
  • C. Di sản văn hóa cộng đồng.
  • D. Di sản văn hóa tập thể.

Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của căng thẳng?

  • A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...
  • B. Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ.
  • C. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
  • D. Trở nên hưng phấn, phấn khích với mọi điều xung quanh.

Câu 4: Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải

  • A. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
  • B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín.
  • C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây?

  • A. Tâm lí căng thẳng.
  • B. Bị bạo hành.
  • C. Tâm lí bi quan.
  • D. Bị bạo lực gia đình.

Câu 6: Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?

  • A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
  • B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  • C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
  • D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

Câu 7: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của học tập tự giác tích cực?

  • A. Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
  • B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
  • C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
  • D. Thức dậy sớm, tập thể dục đúng giờ.

Câu 8: Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?

  • A. Lễ cấp sắc của dân tộc Dao.
  • B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
  • C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
  • D. Dinh Độc Lập (thành phố Hồ Chí Minh).

Câu 9: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực?

  • A. N đến giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học.
  • B. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài.
  • C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi.
  • D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập.

Câu 10: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về

  • A. tài sản cá nhân của con người.
  • B. thể chất và tinh thần của con người.
  • C. tinh thần của mỗi người.
  • D. thể chất của con người.

Câu 11: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ

  • A. thế hệ này qua thế hệ khác.
  • B. người này qua người khác.
  • C. đất nước này qua đất nước khác.
  • D. dân tộc này qua dân tộc khác.

Câu 12: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là

  • A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
  • B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  • C. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.
  • D. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.

Câu 13: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là

  • A. tâm lí tự ti.
  • B. bạo lực gia đình.
  • C. vấn đề sức khỏe của bản thân.
  • D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?

  • A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
  • B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  • C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 15: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

  • A. Báo cho chính quyền địa phương.
  • B. Mang đi bán.
  • C. Lờ đi coi như không biết.
  • D. Giấu không cho ai biết.

Câu 16: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?

  • A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!
  • B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
  • C. Mình làm gì cũng thất bại!
  • D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!

Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 18: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

  • A. lịch sử, văn hóa, khoa học.
  • B. văn hóa, chính trị, xã hội.
  • C. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.
  • D. kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 19: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

  • A. Lá lành đùm lá rách.
  • B. Ăn không ngồi rồi.
  • C. Uống nước nhớ nguồn.
  • D. Ở hiền gặp lành.

Câu 20: Bạn N là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của N, không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế kiểm tra. Trên đường về nhà, N đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ lại bị đánh. N đã rơi vào trạng thái nào sau đây?

  • A. Bạo lực học đường.
  • B. Tâm lí căng thẳng.
  • C. Tệ nạn xã hội.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 21: Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì?

  • A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
  • B. Giúp mọi người đoàn kết.
  • C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 22: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

  • A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
  • B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
  • C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
  • D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 23: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện không thông qua hành vi, việc làm nào sau đây?

  • A. an ủi.
  • B. động viên.
  • C. hỏi thăm.
  • D. châm chọc.

Câu 24: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí?

  • A. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần.
  • B. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.
  • C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
  • D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.

Câu 25: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Lao động cần cù.
  • C. Hiếu thảo.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 26: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây?

  • A. Được mọi người yêu mến, kính trọng.
  • B. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
  • C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
  • D. Bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.

Câu 27: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

  • A. Tương thân, tương ái.
  • B. Dũng cảm.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Hiếu học.

Câu 28: Những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Tình huống gây căng thẳng.
  • B. Hoàn cảnh khách quan.
  • C. Trực quan sinh động.
  • D. Tình huống khách quan.

Câu 29: Việc làm nào sau đây có ở người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích.
  • B. Thường xuyên động viên, an ủi người gặp khó khăn.
  • C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
  • D. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

Câu 30: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào có biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

  • A. D vi phạm quy chế thi nên bị lập biên bản.
  • B. H cảm thấy lười biếng khi đến giờ tự học.
  • C. K cảm thấy sợ khi bị phát hiện lấy trộm đồ dùng học tập của bạn.
  • D. V có gia đình không được hạnh phúc nên lúc nào cũng cảm thấy tự ti.

Câu 31: Người biết giữ chữ tín sẽ

  • A. Được mọi người tin tưởng.
  • B. Bị lợi dụng.
  • C. Bị xem thường.
  • D. Không được tin tưởng.

Câu 32: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

  • A. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.
  • B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.
  • C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
  • D. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

Câu 33: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

  • A. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.
  • B. Gia đình không hạnh phúc.
  • C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
  • D. Được bố mẹ đưa đi du lịch.

Câu 34: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

  • A. thế hệ này sang thế hệ khác.
  • B. địa phương này sang địa phương khác.
  • C. đất nước này sang đất nước khác.
  • D. người vùng này sang người vùng khác.

Câu 35: Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
  • B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.
  • C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q.
  • D. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

Câu 36: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

  • A. Hà Nội.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Thái Bình.
  • D. Hưng Yên.

Câu 37: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A chưa biết cách

  • A. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  • B. sống tự lập.
  • C. ứng phó với bạo lực học đường.
  • D. tôn trọng sự thật.

Câu 38: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người

  • A. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. 
  • B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
  • D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 39: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Giữ chữ tín.
  • B. Giữ lòng tin.
  • C. Giữ lời nói.
  • D. Giữ lời hứa.

Câu 40: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Căng thẳng.
  • B. Yêu thương con người.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Đoàn kết chống ngoại xâm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.