Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây?

  • A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
  • B. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
  • C. Tích cực tham gia mọi hoạt động.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 2: Một người không giữ chữ tín

  • A. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
  • B. làm việc gì cũng khó.
  • C. chịu nhiều thiệt thòi.
  • D. không nhận được sự tin tưởng của người khác.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.
  • B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
  • C. Ganh ghét, để kị với người khác.
  • D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 4: Giữ chữ tín là

  • A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
  • B. tôn trọng mọi người.
  • C. yêu thương, tôn trọng mọi người.
  • D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 5: Học tập tự giác, tích cực là

  • A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
  • B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
  • C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
  • D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.

Câu 6: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Chị ngã em nâng.
  • B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • C. Nhường cơm, sẻ áo.
  • D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 7: Chữ tín là

  • A. sự tự tin vào bản thân mình.
  • B. sự kì vọng vào người khác.
  • C. sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.
  • D. sự tin tưởng giữa người với người.

Câu 8: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
  • B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.

Câu 9: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta

  • A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
  • B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
  • C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
  • D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.

Câu 10: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

  • A. Có thêm nhiều kiến thức.
  • B. Đạt kết quả cao trong học tập.
  • C. Sự vất vả.
  • D. Sự xa lánh của bạn bè.

Câu 11: Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ

  • A. nhận được sự tin tưởng của người khác.
  • B. dễ dàng hợp tác với nhau trong công việc.
  • C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
  • D. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

  • A. Nhân ái.
  • B. Thích phô trương, hình thức.
  • C. Hiếu học.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 13: Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là

  • A. chăm chỉ.
  • B. chây lười, ỷ lại.
  • C. khiêm tốn.
  • D. tự tỉ.

Câu 14: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

  • A. khả năng của mình.
  • B. nhu cầu của mình.
  • C. mong muốn của mình.
  • D. nguyện vọng của mình.

Câu 15: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.
  • C. Đứng xem quá trình đập phá.
  • D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.

Câu 16: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải

  • A. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.
  • B. tôn trọng mọi người.
  • C. chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
  • D. phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

Câu 17: Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cảm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Yêu thương.

Câu 18: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

  • A. có bài tập khó thì chép sách giải.
  • B. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
  • C. chơi nhiều hơn học.
  • D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi.

Câu 19: Biểu hiện của giữ chữ tín là

  • A. giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.
  • B. biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,...
  • C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.
  • D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.

Câu 20: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

  • A. truyền thống quê hương.
  • B. truyền thống gia đình.
  • C. truyền thống dòng họ.
  • D. truyền thống dân tộc.

Câu 21: Di sản văn hoá là

  • A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
  • B. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
  • C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 22: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
  • B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
  • C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
  • D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.

Câu 23: Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Chữ tín.
  • B. Tự chủ.
  • C. Lòng biết ơn.
  • D. Niềm tự hào.

Câu 24: Di sản văn hoá bao gồm

  • A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể.
  • B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
  • C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần.
  • D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.

Câu 25: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

  • A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
  • B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
  • C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
  • D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 26: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

  • A. mọi người và sự việc xung quanh.
  • B. những vấn đề thời sự của xã hội.
  • C. những người thân trong gia đình.
  • D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 27: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

  • A. Thực hiện đúng như lời hứa.
  • B. Hứa nhưng không thực hiện.
  • C. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • D. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.

Câu 28: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  • A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
  • B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
  • C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
  • D. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

Câu 29: Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

  • A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng.
  • B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • C. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
  • D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 30: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
  • B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
  • C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
  • D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 31: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?

  • A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
  • C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.
  • D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.

Câu 32: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

  • A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
  • B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
  • C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
  • D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 33: Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cảm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Yêu thương.

Câu 34: Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm

  • A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,...
  • B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
  • C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...
  • D. tiếng nói, di tích lịch sử văn hóa, chữ viết, cổ vật,...

Câu 35: Di sản văn hoá vật thể bao gồm

  • A. sản phẩm vật thể, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia.
  • B. sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • C. di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • D. di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia.

Câu 36: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Truyền thống quê hương.
  • B. Phong tục tập quán.
  • C. Truyền thống gia đình.
  • D. Nét đẹp bản địa.

Câu 37: Di sản văn hóa phi vật thể là

  • A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.
  • B. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.
  • C. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng.
  • D. sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

Câu 38: Tự giác học tập là

  • A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.
  • B. học trên lớp, về nhà không cần học.
  • C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.
  • D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.

Câu 39: Di sản văn hóa vật thể là

  • A. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
  • B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
  • C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
  • D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Câu 40: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cảm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Yêu thương.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.