Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Chia sẻ.
  • C. Đồng cảm.
  • D. Thấu hiểu.

Câu 2: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

  • A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
  • B. Luật An ninh mạng năm 2018.
  • C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
  • D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Câu 3: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Vùi mình vào chơi game để quên nỗi buồn.
  • B. Trốn trong phòng để khóc.
  • C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
  • D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.

Câu 4: Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Di sản văn hóa.
  • B. Truyền thống gia đình.
  • C. Thành tựu văn minh.
  • D. Nghề thủ công truyền thống.

Câu 5: Người giữ chữ tín sẽ có hành động nào sau đây?

  • A. Tới trễ so với giờ đã hẹn.
  • B. Hứa nhưng không thực hiện.
  • C. Thực hiện đúng những gì đã hứa.
  • D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 6: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
  • B. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
  • C. Tự tạo áp lực cho bản thân.
  • D. Áp lực học tập, thi cử.

Câu 7: Đối với di sản văn hoá, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

  • A. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá.
  • B. Sở hữu di sản văn hoá do bản thân tìm được.
  • C. Tôn trọng, bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản văn hoá.
  • D. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.

Câu 8: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Chia sẻ.
  • B. Cảm thông.
  • C. Đồng cảm.
  • D. Quan tâm.

Câu 9: “Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính…” đó là những biểu hiện của

  • A. căng thẳng.
  • B. kiên trì học tập.
  • C. giữ chữ tín.
  • D. bạo lực học đường.

Câu 10: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, chúng ta nên

  • A. âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
  • B. tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân.
  • C. sống khép kín, không trò chuyện với mọi người.
  • D. xa lánh bạn bè, người thân.

Câu 11: Một nhóm bạn hẹn nhau đi chơi cuối tuần và hẹn nhau 7 giờ sáng chủ nhật xuất phát. Vì ngủ quên nên 7 giờ bạn P mới chuẩn bị đến điểm hẹn, bạn T xuất phát từ 6 giờ 30 phút và 6 giờ 50 phút đã có mặt tại điểm hẹn, bạn M xuất phát từ 6 giờ 40 phút nhưng do qua đón A đi cùng nên 7 giờ 15 phút mới có mặt tại điểm hẹn. Trong trường hợp này, bạn học sinh nào đã giữ chữ tín?

  • A. Bạn T.
  • B. Bạn P.
  • C. Bạn M.
  • D. Bạn A.

Câu 12: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

  • A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.
  • B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
  • C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.
  • D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 13: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • A. Tác động tiêu cực từ môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn,ô nhiễm).
  • B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
  • C. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.
  • D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 14: Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

(1). Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

(2). Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

(3). Tham quan, nghiên cứu di sản.

(4). Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.

(5). Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.

(6). Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...

  • A. (1), (3), (4), (6).
  • B. (2), (3), (4), (5).
  • C. (1), (4), (5), (6).
  • D. (1), (2), (4), (5).

Câu 15: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

  • A. Hiếu thảo.
  • B. Hiếu học.
  • C. Cần cù.
  • D. Trung thực.

Câu 16: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây nên tâm lí căng thẳng là do

  • A. suy nghĩ tiêu cực.
  • B. môi trường sống.
  • C. kì vọng của cha mẹ.
  • D. bạo lực gia đình.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

  • A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…
  • B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
  • C. Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
  • D. Tinh thần phấn chấn, vui tươi.

Câu 18: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?

  • A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.
  • B. Yêu thương con người.
  • C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D. Khoan dung.

Câu 19: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

  • A. hiểu được cảm xúc của người đó.
  • B. làm theo người đó một cách máy móc.
  • C. đồng hành với việc làm của người đó.
  • D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó

Câu 20: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

  • A. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.
  • B. Gia đình không hạnh phúc.
  • C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
  • D. Được bố mẹ đưa đi du lịch.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

  • A. Tác động xấu đến sức khỏe.
  • B. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
  • C. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.
  • D. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

Câu 22: Một trong những biện pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là

  • A. thường quyên tập luyện thể dục thể thao.
  • B. tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
  • C. âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
  • D. lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.

Câu 23: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

  • A. định kiến.
  • B. thời gian.
  • C. quan niệm.
  • D. lối sống.

Câu 24: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?

  • A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
  • B. Học trước chơi sau.
  • C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
  • D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 25: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

  • A. Mất tập trung, hay quên.
  • B. Lời nói đi đôi với việc làm.
  • C. Luôn cảm thấy vui vẻ.
  • D. Thực hiện đúng lời hứa.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

  • A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…
  • B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
  • C. Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
  • D. Tinh thần phấn chấn, vui tươi.

Câu 27: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
  • B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
  • C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
  • D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.

Câu 28: Cho các dữ liệu sau:

(1) Đánh giá kết quả đạt được.

(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

(3) Thực hiện các giải pháp khả thi.

(4) Đề ra các biện pháp giải quyết.

(5) Chọn lọc các giải pháp khả thi.

Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng?

  • A. (2) => (4) => (5) => (3) => (1).
  • B. (4) => (1) => (2) => (3) => (5).
  • C. (3) => (1) => (4) => (2) => (5).
  • D. (5) => (4) => (3) => (1) => (1).

Câu 29: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

  • A. Dễ cáu gắt, tức giận.
  • B. Cơ thể tràn đầy năng lượng.
  • C. Luôn cảm thấy vui vẻ.
  • D. Thích trò chuyện cùng mọi người.

Câu 30: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên

  • A. dũng cảm.
  • B. giữ chữ tín.
  • C. tích cực học tập.
  • D. tiết kiệm.

Câu 31: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Căng thẳng.
  • B. Yêu thương con người.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 32: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người?

  • A. Tiêu cực.
  • B. Tích cực.
  • C. Không xác định.
  • D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực.

Câu 33: Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

  • A. Anh P.
  • B. Ông S và bà K.
  • C. Anh M và ông Q.
  • D. Anh M.

Câu 34: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • A. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.
  • B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
  • C. Tâm lí không ổn định, bất an, thể chất yếu đuối.
  • D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 35: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

  • A. Đi chơi cùng với nhóm bạn thân.
  • B. Được bố mẹ đưa đi chơi công viên.
  • C. Kết quả học tập không như ý muốn.
  • D. Nhận giải thưởng vì thành tích cao.

Câu 36: Phương án nào dưới đây không phải là ý nghĩa của giữ chữ tín?

  • A. Được mọi người quý mến, kính nể.
  • B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
  • C. Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân.
  • D. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.

Câu 37: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

  • A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.
  • B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.
  • C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
  • D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 38: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?

  • A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
  • B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
  • C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
  • D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh.

Câu 39: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Hải Dương.

Câu 40: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

  • A. Tinh thần phấn khởi, vui tươi.
  • B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
  • C. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
  • D. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.