Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biểu hiện không có chữ tín là?

  • A. Hứa suông.
  • B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
  • C. Nói một đằng làm một nẻo.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
  • B. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
  • C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
  • D. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.

Câu 3: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là?

  • A. Di sản.
  • B. Di sản văn hóa.
  • C. Di sản văn hóa vật thể.
  • D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 4: Tích cực là luôn luôn … học tập, làm việc và rèn luyện? Trong dấu “…” đó là? 

  • A. Ý thức, tích cực, kiên trì.
  • B. Cố gắng, ý thức, kiên trì.
  • C. Tích cực, vượt khó, kiên trì.
  • D. Cố gắng, vượt khó, kiên trì.

Câu 5: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

  • A. 13.
  • B. 14.
  • C. 15.
  • D. 16.

Câu 6: Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta

  • A. nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
  • B. có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • C. đạt được mọi mục đích.
  • D. thu được nhiều tiền.

Câu 7: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?

  • A. Mộc bản triều Nguyễn.
  • B. Châu bản triều Nguyễn.
  • C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 8: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?

  • A. Bảo vật quốc gia.
  • B. Di sản văn hóa phi vật thể.
  • C. Di sản thiên nhiên.
  • D. Di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 9: Em không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây?

  • A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.
  • B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.
  • C. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương.
  • D. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.

Câu 10: Hành động nào thể hiện chưa tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là?

  • A. Nhận giúp đỡ bạn học kém trong lớp.
  • B. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường.
  • C. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.
  • D. Tham gia viết báo tường nhân dịp 20/11.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.
  • B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.
  • C. Xác định đúng mục tiêu học tập.
  • D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

Câu 12: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

  • A. tích cực học hỏi qua những người xung quanh.
  • B. luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.
  • C. dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.
  • D. bỏ bê công việc học để đi chơi.

Câu 13: Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người

  • A. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
  • D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn bản dưới đây: Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”

  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Bạo hành trẻ em.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Ngược đãi trẻ em.

Câu 15: Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Nếu em là Tuấn, em sẽ

  • A. Bạn không đi kệ bạn, mình cứ đi.
  • B. Mắng bạn vì vô trách nhiệm với tập thể.
  • C. khuyến khích, động viên bạn nên tham gia các hoạt động tập thể.
  • D. Mách với cô giáo và cán bộ lớp.

Câu 16: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

  • A. Báo cho chính quyền địa phương.
  • B. Mang đi bán.
  • C. Lờ đi coi như không biết.
  • D. Giấu không cho ai biết.

Câu 17: Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Mỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức.
  • B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải.
  • C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.
  • D. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường chép bài của các bạn khác.

Câu 18: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  • A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
  • B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
  • C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
  • D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

Câu 19: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

  • A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
  • B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
  • C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
  • D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

Câu 20: Khu Thánh Địa Mĩ Sơn ở đâu?

  • A. Phú Thọ.
  • B. Quảng Nam.
  • C. Quảng Bình.
  • D. Thừa Thiên Huế.

Câu 21: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A chưa biết cách

  • A. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  • B. sống tự lập.
  • C. ứng phó với bạo lực học đường.
  • D. tôn trọng sự thật.

Câu 22: Anh Q rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

  • A. Anh Q.
  • B. Ông S và bà K.
  • C. Anh M và anh Q.
  • D. Anh Q và bố mẹ mình.

Câu 23: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là

  • A. lo lắng thái quá.
  • B. áp lực học tập.
  • C. sự kì vọng quá lớn của gia đình.
  • D. các mối quan hệ bạn bè.

Câu 24: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

  • A. Chia ngọt sẻ bùi.
  • B. Uống nước nhớ nguồn.
  • C. Con nhà lính, tính nhà quan.
  • D. Thắng không kiêu, bại không nản.

Câu 25: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

  • A. Thường xuyên đi học muộn.
  • B. Chủ động lập thời gian biểu.
  • C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
  • D. Lười làm bài tập về nhà.

Câu 26: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

  • A. Phú Thọ.
  • B. Thừa Thiên Huế.
  • C. Quảng Bình.
  • D. Quảng Nam.

Câu 27: Làm cốm (ở làng Vòng) là nghề truyền thống của tỉnh/ thành phố nào sau đây?

  • A. Hà Nội.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Thái Bình.
  • D. Hưng Yên.

Câu 28: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?

  • A. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.
  • B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.
  • C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.
  • D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

Câu 29: Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ P phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của P bị ốm nên P thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của P em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ P.
  • B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
  • C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh P vì nhà P nghèo.
  • D. Khuyên P nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

Câu 30: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí?

  • A. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần.
  • B. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.
  • C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
  • D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.

Câu 31: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • B. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 32: H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người

  • A. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  • B. may mắn và tự tin.
  • C. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
  • D. rất coi trọng thành tích.

Câu 33: Chia sẻ được hiểu là

  • A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
  • B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
  • C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.

Câu 34: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?

  • A. B là người không giữ chữ tín.
  • B. B là người giữ chữ tín.
  • C. B là người không tôn trọng người khác.
  • D. B là người tôn trọng người khác.

Câu 35: Em tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây?

  • A. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.
  • B. Ngày lễ tốt nghiệp, mẹ rất muốn H mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ nhưng bạn lại không thích vì cho rằng trang phục đó rất cũ kĩ, không hợp với thời hiện đại nữa.
  • C. Thấy chú thương binh chân thấp, chân cao đi qua, nhóm bạn cười cợt, trêu chọc chú.
  • D. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học tập, còn giữ gìn truyền thống quê hương là việc của người lớn.

Câu 36: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là

  • A. tích cực dọn vệ sinh nơi công cộng.
  • B. Trời mưa nên không đến sinh hoạt đội.
  • C. Ở nhà viện lí do bị ốm để không đi lao động với lớp.
  • D. Tham gia cắm trại chỉ đến cho có chứ không tích cực.

Câu 37: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

  • A. khả năng của mình.
  • B. chủ trương của nhà nước.
  • C. nguyện vọng của bản thân.
  • D. lợi ích mà mình sẽ đạt được.

Câu 38: Biểu hiện của giữ chữ tín là?

  • A. Giữ đúng lời hứa.
  • B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.
  • C. Quyết tâm làm cho đến cùng.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 39: Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?

  • A. Phải có ước mơ.
  • B. Phai quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định.
  • C. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 40: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. An ủi.
  • B. Động viên.
  • C. Hỏi thăm.
  • D. Yêu nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.