I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
- Bài nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu văn bản mà trong đó người viết trình bày ý kiến (quan điểm) của mình về một vấn đề xã hội nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến đã nêu lên.
- Một số đề tài có thể tìm hiểu như:
+ Tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Quan niệm yêu nước qua các giai đoạn lịch sử, quan niệm về lòng yêu nước của thanh niên ngày nay.
+ Tư tưởng về quốc gia, dân tộc trong truyền thống qua thực tế lịch sử và trong thơ văn; quan niệm về quốc gia, dân tộc trong thời đại ngày nay.
+ Tư tưởng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc trong lịch sử dân tộc (hoặc của Nguyễn Trãi) và ý nghĩa của tư tưởng này trong thời đại ngày nay.
+ Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống hiện nay.
II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO
a. Trả lời các câu hỏi
- Văn bản bàn về vấn đề: Nguyễn Trãi luôn coi mình là trí thức và đã có những đóng góp vẻ vang của người trí thức vào sự nghiệp của dân tộc anh hùng.
- Xác định luận đề và luận điểm của văn bản:
+ Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân, là ưu hoạn của bản thân nhân dân, là ưu hoạn đã tạo nên chính sự nghiệp của người trí thức.
- Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng:
- Lí lẽ:
+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ chỉ lo lắng cho bản thân và chỉ băn khoăn trước sự mất còn nhỏ nhặt của cuộc sống?
+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ không ra khỏi cái vỏ ốc của thân phận mình, không thấy được lẽ sống của nhân loại, không xác định được trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân?
- Bằng chứng:
+ Khi Trần Hưng Đạo “ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt” thì ưu hoạn của ông chính là ưu hoạn của người trí thức anh hùng trước sự tàn bạo của quân thù và nguy cơ diệt vong của cả dân tộc.
- Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, …:
+ Thao tác giải thích: Đau khổ của người trí thức chính là ….
+ Thao tác phân tích: Phân tích Nguyễn Trãi suốt đời suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân …
+ Thao tác bác bỏ: Khắc hẳn với những nhà nho đương thời mà một bộ phận đã theo giặc, một bộ phận khác đi với các vua Hậu Trần, Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi…. …..
- Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.
+ Bối cảnh lịch sử, văn hóa: Lê Lợi – người anh hùng áo vải Lam Sơn không thuộc dòng họ vua chúa nhưng có khả năng tập hợp quảng đại nhân dân để giải phóng đất nước. Nguyễn Trãi đã đi theo Lê Lợi đánh giặc.
+ Hiểu biết về Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi tình nguyện suốt đời trung thành dưới cờ của Lê Lợi.
b) Lưu ý khi viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí
- Lựa chọn một vấn đề tư tưởng, đạo lí nổi bật trong đời sống xã hội để làm đề tài cho bài nghị luận. Loại đề nghị luận này thường thông qua các câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao hoặc lời phát biểu nổi tiếng của các nhân vật lịch sử,... đê yêu cầu người viết bàn luận, làm rõ.
- Nên tìm tòi các vấn đề tư tưởng, đạo lí có tính thời sự và liên quan đến thế hệ trẻ.
- Tìm hiểu kĩ vấn đề được lựa chọn, xác định nội dung cần trình bày.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Bố cục bài viết theo ba phần; các luận điểm, lí lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học.
- Xác định rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề đã nêu. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm trong thực tế để bài viết trở nên sâu sắc và có ý nghĩa xã hội hơn.
III. THỰC HÀNH VIẾT
Đề bài: Quan niệm của em về lòng yêu nước.
* Chuẩn bị
- Xác định yêu cầu của đề: Nêu lên quan niệm của bản thân về lòng yêu nước.
- Tìm hiểu quan niệm và những biểu hiện cụ thể con người, sự việc, nhân vật, sự kiện,...) về lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong cuộc sống và trong lịch sử dụng nước, giữ nước từ xưa đến nay của dân tộc ta.
- Liên hệ với một số tác phẩm văn học đã học, đã đọc viết về lòng yêu nước (từ văn học dân gian đến văn học viết).
* Tìm ý: trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
* Lập dàn ý:
Dàn ý tham khảo
A. Mở bài:
- Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ.
- Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không? Quan niệm của em về lòng yêu nước?
B. Thân bài:
1. Giải thích về lòng yêu nước
2. Biểu hiện của lòng yêu nước
* Thời kỳ chiến tranh
* Thời kỳ hòa bình
3. Vai trò của lòng yêu nước
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước
C. Kết bài:
+ Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của lòng yêu nước.
+ Phát biểu suy nghĩ và cách thức thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc của cá nhân mình.