I. YÊU CẦU ĐỐI KHI THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
- Lựa chọn vấn đề thuyết trình (những tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa thời sự, ảnh hưởng tới đời sống xã hội, được nhiều người quan tâm,...) như đã gợi ý trong phần Viết
- Tìm hiểu kĩ nội dung vấn đề cần thuyết trình, tránh trường hợp không phù hợp với thời gian.
- Xác định rõ người nghe bài thuyết trình là ai đế có cách trình bày phù hợp.
- Xác định thời lượng trình bày bài thuyết trình.
- Chuẩn bị dàn ý cho bài thuyết trình, tránh viết thành văn để đọc.
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).
- Người nghe chuẩn bị vấn đề và câu hỏi đề tham gia thảo luận. Người nghe cũng có thể đề xuất các vấn đề mà bản thân thấy cần được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, chú ý về thời gian cho phép của buổi thuyết trình.
II. CHUẨN BỊ BÀI NÓI
Bài tập: Hãy thuyết trình quan niệm của em về lòng yêu nước.
* Chuẩn bị
- Xác định nội dung thuyết trình
- Sắp xếp lại tranh, ảnh, chuẩn bị video, máy tính, máy chiếu phục vụ cho buổi thuyết trình (nếu có).
- Trao đổi với bạn trong nhóm về nội dung và hướng trình bày, thuyết trình.
* Tìm ý
- Bổ sung, chỉnh sửa dàn ý cho bài thuyết trình.
- Lựa chọn, bổ sung, thêm bớt nội dung cho phù hợp với đối tượng, yêu cầu, thời gian và điều kiện thuyết trình.
* Lập dàn ý:
- Mở đầu: Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận chưa?
- Thân bài:
+ Nêu quan niệm về lòng yêu nước và lí giải vì sao như thế là yêu nước không?
+ Dẫn ra và phân tích các biểu hiện về lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc từ xưa đến nay trên nhiều lĩnh vực chưa?
+ Nêu được các biểu hiện của yêu nước ngày nay không?
- Kết thúc: Khẳng định lại lại ý nghĩa, giá trị của lòng yêu nước và phát biểu cảm nghĩ của cá nhân về vấn đề yêu nước.
III. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
- Người chủ trì: nêu vấn đề, thống nhất cách thức trình bày, thảo luận, mời người nói trình bày ý kiến.
Người nói |
Người nghe |
- Giới thiệu bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị. - Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp; tránh đọc bài viết đã chuẩn bị sẵn; điều chỉnh giọng nói và ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ,...) cho phù hợp với bối cảnh và người nghe; sử dụng hình ảnh, sơ đồ minh hoạ (nếu cần thiết) đúng thời gian quy định. - Đảm bảo sự phù hợp, thống nhất giữa nội dung với hình thức và các phương tiện hỗ trợ thuyết trình. Chú ý cách diễn đạt sao cho hấp dẫn người nghe và tạo vấn đề để thảo luận. - Đặt câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi người khác đặt ra về vấn đề vừa thuyết trình. |
- Nghe một cách chăm chú; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Lĩnh hội đầy đủ và ghi chép lại những ý tưởng, thông tin chính của bài thuyết trình. - Chuẩn bị các nội dung cần hỏi (nếu có), các ý kiến phản biện, tranh luận về nội dung bài thuyết trình; ghi lại nhận xét, cảm nhận về vấn đề xã hội được người nói trình bày,... |