Soạn bài Đất nước

Soạn bài Đất nước sách Cánh diều ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ

Câu 1: Nhân vật trữ tình là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?

Nhân vật trữ tình là "tôi" trữ tình bộc lộ được những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về đất nước, quê hương.

Câu 2: Bài thơ có các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ đặc sắc nào? Các yếu tố đó có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm,...của tác giả?

Trả lời: 

Hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, phép điệp, giọng thơ sôi nổi, phép đối lập khéo léo, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bao trùm cả đoạn, cảm xúc dạt dào, trữ tình. 

Tác dụng: hiện lên bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực, đồng thời khắc họa rõ nét tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là gì?

Trả lời: 

Cảm hứng chủ đạo: Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến trong không gian rộng lớn. 

Chủ đề: tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

Câu 4: Tìm hiểu những thông tin về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Trả lời: 

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi: là một nghệ sĩ đa tài: ông vừa một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình. Thơ của nguyễn Đình Thi có bản sắc  riêng, vừa tự do phóng khoáng có những suy tư về con người tình yêu.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 đến 1955. Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955). Đây là thời gian ông trải nghiệm, trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp lần 2.

Câu 5: Em biết những bài thơ nào viết về đất nước? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ,...mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?

Trả lời: 

Một số bài thơ về đất nước: Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân),...Những bài thơ đó giúp em hiểu được tình yêu quê hương đất nước, tổ quốc là một tình yêu dạt dào, chứa nhiều cảm xúc, không có ngòi bút nào có thể diễn tả nổi.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Khổ 1,2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ nào? Hãy hình dung về Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

Khổ 1,2 - Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ: "tôi", "người ra đi".

Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình: đó là hình ảnh người quyết tâm, dứt khoát ra đi nhưng những lưu luyến thì vấn ở lại, cho thấy được sự gắn bó sâu nặng với Hà Nội, với đất nước.

Câu 2: Vì sao Quan Công nhắc đến "nghĩa vườn đào"?

Trả lời:

. - Phép điệp: Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta.

- Phép liệt kê: những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa..những người chưa bao giờ khuất, những buổi ngày xưa vọng nói về.

- Giọng điệu: giọng thơ sôi nổi, cảm xúc dạt dào, trữ tình.

- Bức tranh đất nước trong "mùa thu" qua cảm nhận của nhân vật trữ tình là một bức tranh mùa thu độc lập, tự chủ, có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của nhân vật trữ tình.

Câu 3: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.

Trả lời:

 Những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh: Cánh đồng quê – chảy máu; Dây thép gai – đâm nát trời chiều; Bát cơm chan đầy nước mắt; Đứa đè cổ - đứa lột da.

Câu 4: Từ khổ 5 - 10: Những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương, căm hờn? Đất nước quật cường, anh dũng?

Trả lời:

Những dòng thơ chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương, căm hờn: Đã ngời lên nét mặt quê hương/ Đã bật lên những tiếng căm hờn; Bát cơm chan đầy nước mắt/ Đứa đè cổ đứa lột da.

 Những dòng thơ chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước quật cường, anh dũng: xiềng xích chúng bay không khóa được/ Trời đầy chim và đất đầy hoa; Súng đạn chúng bay không bắn được/ Lòng dân ta yêu nước thương nhà; Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ; Người Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Câu 5: Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác.

Trả lời:

Thông tin về thời gian sáng tác: Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955).

Bài tập & Lời giải

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Bài thơ Đất nước có thể được chia làm mấy phần? Cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi như thế nào qua các phần này? Từ đó, hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xem lời giải

Câu 2: Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 3: Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong "mùa thu nay". Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?

Xem lời giải

Câu 4: Những dòng thơ nào thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương, quật cường trong chiến tranh? Cách diễn tả, thể hiện của nhà thơ có gì độc đáo?

Xem lời giải

Câu 5: Trình bày cảm nhận của em về hình tượng đất nước được khắc họa trong khổ thơ cuối.

Xem lời giải

Câu 6: Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng "tôi", sau đó chuyển sang xưng "ta" ("chúng ta"). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Đất nước?

Xem lời giải

Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Đất nước

Xem lời giải

Câu hỏi 3. Phân tích bài Đất nước

Xem lời giải

Câu 4. Em hãy phân tích các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 3. Nêu tác dụng của chúng trong việc tái hiện bức tranh đất nước trong "mùa thu nay". Nhân vật trữ tình đã bộc lộ cảm xúc gì trong khổ thơ này?

Xem lời giải

Câu 5. Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Xem lời giải

Câu 6. Phân tích và so sánh nét tương đồng và khác biệt trong cảm nhận về Đất nước qua tác phẩm cùng tên của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập