BÀI 4: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
1. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ
- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đó là sự thành lập, phát triển và suy vong của các triều đại phong kiến: Đường (618 - 907), thời kì Ngũ đại (907 - 960), Tống (960 - 1279), Nguyên (1271 - 1368), Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911) – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
2. TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI ĐƯỜNG
- Về chính trị:
+ Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh, mở khoa thi chọn người tài để tuyển dụng làm quan.
+ Các hoàng đế thời Đường tiếp tục chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ,...
- Về kinh tế :
+ Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế, chính sách quân điền, nhiều kĩ thuật canh tác mới được áp dụng. Nông nghiệp có bước phát triển.
+ Thủ công nghiệp phát triển. Nhiều thành thị xuất hiện và ngày càng phồn thịnh.
+ Thương nghiệp phát triển mạnh: Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Từ những tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước, đến thời Đường trở thành “con đường tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử.
3. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DƯỚI THỜI MINH – THANH
Các lĩnh vực |
Biểu hiện nổi bật |
Nông nghiệp |
Có những bước tiến về kĩ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kì trước, sản lượng lương thực tăng nhiều. |
Thủ công nghiệp |
- Hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng. - Nghề làm đồ sứ đạt đến độ tinh xảo, với những sản phẩm nổi tiếng (đồ sứ Giang Tây,...). Nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hoá cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang,... - Các xưởng đóng tàu đã đóng được những loại thuyền lớn. |
Thương nghiệp |
Nhiều thành thị trở nên phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh. |
Ngoại thương |
Nhiều thương cảng lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến,... đã trở thành những trung tâm buôn bán sằm uất, nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư. |
=> Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức tạo nên ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.
4. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Lĩnh vực |
Thành tựu văn hóa tiêu biểu |
Tư tưởng - tôn giáo |
Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc, Phật giáo tiếp tục thịnh hành nhất dưới thời Đường. |
Sử học |
Từ thời Đường, các cơ quan chép sử được thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn. |
Văn học |
- Thời Đường, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. - Từ thời Nguyên đến thời Thanh, xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác. |
Kiến trúc - điêu khắc |
- Các triều đại phong kiến đã xây dựng nhiều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành. - Những bức hoạ đạt tới đỉnh cao, tượng Phật được chạm khắc tinh xảo, sinh động đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của các nghệ nhân Trung Quốc. |