Tóm tắt kiến thức địa lý 10 chân trời bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 chân trời bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Vai trò:

+ Giao thông vận tải là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục. 

+ Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt.

+ Tạo các mối liên kết kinh tế – xã hội giữa các địa phương trong quốc gia, đồng thời tăng cường các mối giao lưu, hợp tác quốc tế. 

+ Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới. 

+ Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hoá. Thông qua quá trình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác mà hàng hoá tăng thêm giá trị. 

+ Các tiêu chí đánh giá dịch vụ vận tải gồm: khối lượng vận chuyển (tính bằng số khách và số tấn hàng hoá được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km hoặc tấn km) và cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km); sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá; ảnh hưởng đến môi trường 

+ Giao thông vận tải là khâu quan trọng trong dịch vụ logistics.

+ Có sự phân bố đặc thù theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Vị trí địa lí

+ Đây là nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải.

+ Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Tại các đầu mối giao thông quan trọng thì mạng lưới giao thông tương đối dày đặc, với các loại hình đa dạng, khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển dịch vụ vận tải lớn.

- Nhân tố tự nhiên: ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của ccs loại hình giao thông:

+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải. Ngoài ra, địa hình còn ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông. 

+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Các điều kiện thời tiết như mưa, bão, sương mù, băng tuyết,... sẽ cản trở hoạt động của một số phương tiện giao thông vận tải.

- Nhân tố kinh tế – xã hội: quyết định đối với sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông:

+ Các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải nên sự phát triển và phân bố các cơ sở kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, các ngành kinh tế khác trang bị cơ sở vật chất – kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.

+ Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.

+ Khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải. 

+ Vốn đầu tư và chính sách tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN THẾ GIỚI

Đường oto:

- Tình hình phát triển: phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay nhờ tính ưu việt trong việc di chuyển, tính kết nối với các loại hình vận tải khác. Các thành tựu khoa học – công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng trong vận tải đường ô tô thể hiện qua chất lượng phương tiện ngày càng cải tiến, sự tiện nghi và độ an toàn cao, thân thiện với môi trường..... Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên. Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc. 

- Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu.

Đường sắt

- Tình hình phát triển: Vận tải đường sắt ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước. Hiện nay, ngành đường sắt có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Tại nhiều quốc gia, việc cải tiến kĩ thuật giúp cho tốc độ chạy tàu ngày càng nhanh hơn, an toàn và tiện nghi hơn. Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình như đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên cao, đường sắt dưới lòng đất.... Tại các đô thị lớn trên thế giới, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển.

- Phân bố: mạng lưới đường sắt trên thế giới tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,...

Đường sông, hồ

- Tình hình phát triển: phát triển từ rất sớm để đảm nhận vai trò vận tải người và hàng hoá trên các hệ thống sông, hồ tự nhiên. Ngày nay, nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ (đào kênh, nạo vét lòng sông... để kết nối các lưu vực vận tải và cảng biển) đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

- Phân bố: một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như sông Đa-nuýp (Danube), sông Rai-nơ (Rhein) ở châu Âu; Trường Giang, sông Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi (Mississippi), sông A-ma-dòn (Amazon), Ngũ Hồ ở châu Mỹ, sông Nin (Nile), sông Công-gô (Congo) ở châu Phi. Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa,…

Đường biển

- Tình hình phát triển: chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự li vận chuyển ngắn. Ngày nay, sự phát triển của ngành giao thông vận tải đường biển được mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới. Để rút ngắn khoảng cách vận tải biển, người ta đã xây dựng các kênh đào như Xuy-ên (Suez – Ai Cập), Pa-na-ma (Panama – Pa-na-ma), Ki-en (Kiel – Đức). Các tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến để tăng tốc độ, đảm bảo an toàn và chú trọng đến bảo vệ môi trường biển. 

- Phân bố: Trung Quốc, Hy Lạp, Nhật Bản, Xin-ga-po, CHLB Đức,... đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới. Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay là tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á – Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương. Một số càng biến có năng lực vận tải lớn trên thế giới như Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt tóc-đam (Rotterdam – Hà Lan),

Đường hàng không

- Tình hình phát triển: có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học – công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển. Tố lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35 000 chiếc đang hoạt động. Các máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh và an toàn hơn. 

- Phân bố: hiện nay, thế giới có hơn 15.000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á – Thái Bình Dương.

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập