I. Cơ cấu, vai trò và đặc điểm ngành dịch vụ
1. Cơ cấu
Câu 1. Dựa vào thông tin trong bài, hình 33 và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày cơ cấu nghành dịch vụ.
Hướng dẫn giải:
Cơ cấu nghành dịch vụ: gồm 3 nhóm ngành:
1. Dịch vụ kinh doanh gồm:
- Giao thông vận tải
- Bưu đhính viễn thông
- Tài chính ngân hàng
- Bảo hiểm
- Bất động sản
- Các dịch vụ khác như dịch vụ nghề nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tư vấn,…
2. Dịch vụ tiêu dùng:
- Bán buôn, bán lẻ
- Du lịch
- Các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục, thể dục thể thao,...
3. Dịch vụ công:
- Hành chính công
- các hoạt động đoàn thể
- Các hoạt động khác như vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai…
2. Vai trò
Câu 2. Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày vai trò của ngành dịch vụ trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.
Hướng dẫn giải:
Vai trò của ngành dịch vụ:
a. Trong hoạt động kinh tế:
- Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển đất nước.
- Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Trong đời sống xã hội:
- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.
3. Đặc điểm
Câu 3. Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày đặc điểm của ngành dịch vụ.
Hướng dẫn giải:
Đặc điểm của ngành dịch vụ:
- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.
=> Ví dụ: Khi đi du lịch ở một nơi nào đó, ta không thể nào dùng các giác quan để cảm nhận được các tính chất cơ lý hóa của dịch vụ. Hàng hoá có hình dáng, kích thước, màu sắc và thậm chí cả mùi vị dễ cảm nhận được. Nhưng đối với ngành dịch vụ, mỗi người chỉ có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của mình không.
- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.
=> Ví dụ: Hàng hoá được sản xuất tập trung tại một nơi, rồi vận chuyển đến nơi có nhu cầu. Khi ra khỏi dây chuyền sản xuất thì hàng hóa đã hoàn chỉnh. Nhưng quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các dịch vụ, khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.
- Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
=> Ví dụ: Ngành dịch vụ bao gồm cả dịch vụ ăn uống, y tế, giáo dục,…đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, các ngành thông tin liên lạc, tư vấn, giao thông vận tải đáp ứng đấy đủ tất cả các nhu cầu của sản xuất.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và năng suất lao động.
=> Ví dụ: Ngành dịch vụ đang phát triển ở tất cả các nước trên thế giới, đem lại nguồn thu lớn cho tất cả các nước, ngày càng chú trọng phát triển dịch vụ áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ như phần mềm booking,..
Bài tập & Lời giải
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
Câu 4. Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Cho ví dụ.
Xem lời giải
Luyện tập
Câu 1. Lấy ví dụ minh hoạ về một trong những vai trò của ngành dịch vụ.
Câu 2. Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Xem lời giải
Vận dụng
Em hãy lựa chọn và tìm hiểu tư liệu về sự phát triển của một ngành thuộc một trong ba nhóm ngành dịch vụ chính (dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công) ở địa phương em.