I. KHÁI NIỆM NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
- Nguồn lực luôn thay đổi theo không gian và thời gian.
II. PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ
1. Dựa vào nguồn gốc
- Nguồn lực chia thành 3 loại:
+ Vị trí địa lí,
+ Tự nhiên
+ Kinh tế - xã hội
- Vai trò:
+ Vị trí địa lí là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia.
+ Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển,... có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
2. Dựa vào phạm vi lãnh thổ
- Phân loại:
+ Nguồn lực trong nước
+ Nguồn lực ngoài nước
- Vai trò:
+ Nguồn lực trong nước có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
+ Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.