Câu 1: (Trang 144 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đây
a. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b. Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.
(Thạch Sanh)
c. Chốc đà mười mấy năm trời,
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Bài Làm:
a. Các thành ngữ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Nghĩa của các thành ngữ này để chỉ những món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển được lựa chọn để dâng tiến.
b. Các thành ngữ: khoẻ như voi, tứ cố vô thân. Nghĩa của thành ngữ: Tứ là bốn; cố là quay đầu nhìn lại; vô là không; thân là người thân, bà con họ hàng; đơn độc, không có họ hàng thân tích, không nơi nương tựa.
Khỏe như voi: con vật to khỏe, chỉ người có sức mạnh phi thường.
Tứ cố vô thân: Tứ: bốn; cố: quay đầu nhìn lại; vô: không; thân: người thân, bà con họ hàng; đơn độc == thành ngữ có nghĩa chỉ những người không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa
c. Thành ngữ: da mồi tóc sương. Có nghĩa là da đồi mồi có nổi những chấm đen, xanh, nhất là ở hai bàn tay và mặt; tóc sương là tóc bạc trắng => Con người thay đổi nhan sắc hình dáng, thời gian khiến con người trở nên tàn tạ già nua.