Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ “Con Rồng cháu tiên", “Ếch ngồi đáy giếng”, "Thầy bói xem voi"

Câu 2: (Trang 144  SGK Ngữ văn 7 tập 1) Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ “Con Rồng cháu tiên", “Ếch ngồi đáy giếng”, "Thầy bói xem voi"

Bài Làm:

Tóm tắt Con Rồng cháu Tiên
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên  kể về miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con.
Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng
Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Tóm tắt Thầy bói xem voi
Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Thành ngữ

Câu 1: (Trang 144  SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đây
a. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.  
(Bánh chưng, bánh giầy)
b. Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.
(Thạch Sanh)
c.  Chốc đà mười mấy năm trời,
    Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 144  SGK Ngữ văn 7 tập 1) Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.
Lời ... tiếng nói
Một nắng hai ...
Ngày lành tháng ...
No cơm ấm ...
Bách ... bách thắng
Sinh ... lập nghiệp

Xem lời giải

Câu 4: (Trang 144  SGK Ngữ văn 7 tập 1) Sưu tầm một số thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy

Xem lời giải

Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu), trong đó sử dụng ít nhất 2 thành ngữ.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Viết đoạn văn có sử dụng từ hai thành ngữ trở lên

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thành ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.