Bài 2: Hãy nêu sự khác nhau giữa địa hình núi và địa hình đồng bằng (bình nguyên)?
Bài Làm:
Bài 2:
a. Địa hình núi:
- Độ cao: Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, thường trên 500m so với mực nước biển.
- Gồm: chân núi, sườn núi, đỉnh núi.
- Nguyên nhân hình thành: do tác động của nội lực và ngoại lực
- Phân loại:
Núi thấp: Dưới 1000m
Núi trung bình: 1000m – 2000m
Núi cao: >2000m
- Độ cao tuyệt đối của núi được tính bằng khoảng cách từ mực nước biển ( cao tuyệt đối 1500m).
- Độ cao tương đối của núi được tính bằng khoảng cách từ đỉnh núi đến chân núi ( cao tương đối 500m, 1000m)
b. Địa hình đồng bằng
- Độ cao tuyệt đối dưới 200m
- Nguyên nhân hình thành: do băng hà bào mòn, do phù sa của biển hoặc sông bồi tụ.
- Phân loại:
Đồng bằng bào mòn: bề mặt gợn sóng ( VD: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Canada,...)
Đồng bằng bồi tụ: tương đối bằng phẳng ( VD: đồng bằng Hoàng Hà, Amazon, đồng bằng sông Cửu Long,....)