A. LÍ THUYẾT
1. Khái niệm
- Thuyết kiến tạo mảng là một học thuyết giải thích các chuyển động kiến tạo và các quá trình diễn biến địa chất của Trái Đất theo cơ chế động.
2. Nguồn gốc của các quá trình địa chất nội sinh:
- Sự dịch chuyển của thạch quyển trên quyển mềm => các lực tiếp tuyến (lực ngang) tác động vào vật chất của thạch quyển => các hiện tượng: uốn nếp, đứt gãy, tạo núi, động đất, núi lửa…
- Học thuyết kiến tạo mảng bắt nguồn từ một số dữ kiện và giả thuyết kiến tạo động đã có trước (thuyết “Trôi dạt lục địa”, thuyết “Tách giãn đáy đại dương”).
3. Nội dung
a. Một số thuyết ra đời trước
- Thuyết trôi lục địa:Trước đây trái đất đã có lúc là một lục địa duy nhất sau bị gãy vỡ, nứt ra… Giả thuyết dựa trên hình thái, địa chất, di tích hoá thạch.
- Thuyết tách giãn đáy dại dương: giả thuyết dựa trên sự hình thành và tồn tại dải dị thường từ, trầm tích dưới đáy đại dương, đứt gãy biến dạng,...
- Thuyết kiến tạo mảng: là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và Đại Dương trên bề mặt trái đất được xác định dựa trên các thuyết về lục địa trôi và sự tách giãn đáy Đại Dương.
- Theo thuyết kiến tạo mảng vỏ trái đất trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do gãy vỡ tách ra thành một số đơn vị kiến tạo gọi là mảng kiến tạo.
b. Nội dung thuyết kiến tạo mảng:
- Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.
- Manti trên và vỏ Trái Đất tạo thành thạch quyển. Phía dưới thạch quyển là quyển mềm. Thạch quyển có khả năng di chuyển tự do trên quyển mềm. Thạch quyển có thể chia làm 3 loại:
+ thạch quyển có cấu trúc vỏ lục địa
+ thạch quyển có cấu trúc vỏ đại dương
+ thạch quyển có cấu trúc vỏ chuyển tiếp
- Thạch quyển không liên tục mà bị vỡ thành nhiềuphần khác nhau địa mảng. Các mảng được giới hạn bởi các hoạt động động đất, núi lửa, đứt gãy sâu…
- Các địa mảng có khả năng di chuyển tương đối với nhau theo phương ngang tạo nên các đới chờm mảng, đới cuốn hút, đứt gãy ngang, đứt gãy nghịch, đứt gãy biến dạng…
- Ranh giới của các địa mảng, đặc biệt là mảng đại dương thường là các đới rift được lấp đầy bởi các bazan có nguồn gốc từ manti, chúng được đưa lên trong điều kiện lục địa hoặc đáy đại dương bị tách giãn dọc theo các đới rift.
- Sự tách giãn của đáy đại dương dọc theo các đới rift được cân bằng bởi sự nén ép các địa mảng, đặc biệt là ở rìa các đại dương.
- Sự dịch chuyển của các địa mảng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân trực tiếp là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
c. Hệ thống các mảng trên thế giới:
- Trên thế giới có 7 mảng lớn và nhiều mảng nhỏ.
+ Mảng Bắc Mỹ
+ Mảng Nam Mỹ
+ Mảng Thái Bình Dương
+ Mảng Ấn Độ - Ôxtraylia
+ Mảng Nam Cực
+ Mảng Á - Âu
+ Mảng Phi
- Ngoài các mảng lớn còn có một số mảng nhỏ như: Ả Rập, Ấn Độ, Philippin, Cocos, Caribê, Nazca, Scottia, Juan de Fuca…
- Một mảng có thể chỉ gồm toàn vỏ lục địa, toàn vỏ đại dương hoặc gồm cả vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa …
Bài tập & Lời giải
Bài 1: Dựa vào bản đồ, hãy cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?
Xem lời giải
Bài 2: Trình bày nội dung chính của Thuyết kiến tạo mảng?
Xem lời giải
Bài 3: Trình bày vai trò của Thuyết kiến tạo mảng ?