A. LÍ THUYẾT
1. Khái niệm.
- Giờ địa phương ( hay còn gọi là giờ Mặt Trời): là giờ của các địa điểm khác nhau, thuộc các kinh tuyến khác nhau.
- Giờ quốc tế (giờ GMT): giờ ở múi giờ số 0.
Quy ước:
- Trái Đất chia thành 24 múi giờ ( đánh từ 0 đến 23 từ Đông sang Tây). Múi giờ 0 có kinh tuyến gốc đi qua ở giữa.
- Mỗi múi giờ cạnh nhau hơn hoặc kém nhau 1 giờ.
- Nếu đi từ bán cầu Đông vượt kinh tuyến 180º sang bán cầu Tây thì lùi lại 1 ngày và ngược lại.
Bản đồ các múi giờ trên Trái Đất
2. Công thức
a. Công thức tính giờ
Tm = To + m Trong đó: Tm: giờ múi m
To: giờ GMT
m: số thứ tự của múi giờ
b. Công thức tính múi giờ:
- Ở Đông bán cầu: m = (kinh tuyến Đông) :15º
- Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m =[ 360 - kinh tuyến Tây] : 15º
Cách 2: m = 24 - (kinh tuyến tây :15º).
* Chú ý:
- Đi từ Tây sang Đông (qua kinh tuyến 180º) lùi 1 ngày
- Đi từ Đông sang Tây (qua kinh tuyến 180º) tăng 1 ngày
- Cùng bán cầu không đổi ngày.
Bài tập & Lời giải
Bài 1: Cho biết ở kinh tuyến số 1100Đ ,1100T, 1250T, 1750Đ thuộc múi giờ số mấy?
Xem lời giải
Bài 2: Căn cứ vào bản đồ các múi giờ , hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h, ngày 30 tháng 11?
Xem lời giải
Bài 3: Dựa vào bản đồ thế giới, tính xem giờ ở London, Tokyo, khi ở Hà Nội lúc 11h trưa ngày 1/1/2010?
Xem lời giải
Bài 4: Một chiếc máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h chiều ngày 1/5/2008 đến Luân Đôn sau 12h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ, ngày nào tại các địa điểm sau:
Vị trí | Tokyo | New Deli | Xitni | Washington | LotAngiolet |
Kinh độ | 1350Đ | 750Đ | 1500Đ | 750Đ | 1200T |
Giờ |
|
|
|
|
|
Ngày, tháng |
|
|
|
|
|